Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Siết chặt tiêu chuẩn GMP tại các cơ sản xuất thực phẩm chức năng

Ngày 2/2/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 15 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật ATTP thay thế cho Nghị định 38 trước đây. Tại Nghị định mới này, có một nội dung quy định về việc từ ngày 1/7/2019, tất cả các cơ sở sản xuất TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) phải đạt tiêu chuẩn GMP.

Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 4.000 cơ sở sản xuất TPCN, TPBVSK, tuy nhiên chỉ khoảng 200 - 300 cơ sở sản xuất đủ điều kiện đạt chuẩn GMP.

Tiêu chuẩn GMP là gì?

GMP (Good Manufacturing Practices) là hướng dẫn thực hành sản xuất tốt, áp dụng đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm nhằm kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng sản phẩm từ khâu thiết kế, xây lắp nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến; điều kiện phục vụ, chuẩn bị chế biến đến quá trình chế biến; bao gói, bảo quản và con người điều khiển các hoạt động trong suốt quá trình gia công, chế biến. Nó đề cập đến mọi khía cạnh của quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng.

Cụ thể: Nhà xưởng và phương tiện chế biến được thiết kế, xây dựng phù hợp với trình tự của dây chuyền công nghệ chế biến, phân thành các khu an toàn như: tập kết nguyên liệu, chế biến, bao gói, bảo quản... Quy trình này giúp bảo đảm không lây nhiễm chéo lẫn nhau giữa nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm; giữa thực phẩm với các vật liệu bao bì, hóa chất tẩy rửa hoặc phế liệu.

Kiểm soát vệ sinh nhà xưởng: Nghĩa là nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ và các phương tiện vật chất khác luôn đạt vệ sinh ở chuẩn cho phép. Ngoài ra, phương tiện vệ sinh, hệ thống cấp - thoát nước, các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm, các phụ phẩm, chất thải, dụng cụ chứa đựng, đồ dùng cá nhân phải luôn ở tình trạng đạt tiêu chuẩn vệ sinh và hoạt động tốt.

Kiểm soát quá trình chế biến: Nhà sản xuất có biện pháp kiểm soát chất lượng với nguyên liệu, quá trình chế biến; theo dõi, giám sát hoạt động vệ sinh; thực hiện phòng ngừa sản phẩm có thể nhiễm bẩn; thử nghiệm các chỉ tiêu vi sinh, hóa học, tạp chất ở khâu cần thiết để xác định nguy cơ lây nhiễm.

Yêu cầu về sức khỏe người lao động: Nhà sản xuất có chế độ khám sức khỏe thường xuyên cho người lao động để phát hiện, điều trị và cách ly những người mắc bệnh truyền nhiễm, tránh lây lan. Những người tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định vệ sinh.

Kiểm soát khâu bảo quản và phân phối trong vận chuyển, bảo quản thành phẩm, bảo đảm tránh nhiễm bẩn bởi các tác nhân lý, hóa, vi sinh... không làm phân hủy sản phẩm.

Siết chặt tiêu chuẩn GMP tại các cơ sản xuất thực phẩm chức năng - Hình 1

Siết chặt tiêu chuẩn GMP, nhiều cơ sở sản xuất TPCN sẽ phải đóng cửa

Theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, theo lộ trình thực hiện GMP đã được đề ra, nếu sau 1/7/2019 các cơ sở sản xuất TPCN, TPBVSK vẫn không đạt tiêu chuẩn GMP, không được cấp chứng nhận GMP thì sẽ không được phép tiếp tục sản xuất.

Việc siết theo tiêu chuẩn GMP, những cơ sở không đủ điều kiện sản xuất sẽ phải đóng cửa. Điều này sẽ giúp loại bỏ những sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe không đạt chất lượng ra khỏi thị trường. Việc áp theo tiêu chuẩn này, chúng ta không lo thiếu TPCN mà chỉ lo làm sao có đủ thực phẩm chức năng tốt, đảm bảo chất lượng. Các sản phẩm TPCN không đạt chất lượng cũng sẽ bị loại bớt.

Theo quy định, để được đạt chứng chỉ GMP đối với sản xuất TPCN/TPBVSK không khác gì GMP đối với cơ sở sản xuất thuốc. Điều đầu tiên là cơ sở vật chất, từ nhà xưởng, hệ thống thông khí đến hệ thống bảo vệ phải cách biệt với môi trường ô nhiễm...

Để đạt chuẩn GMP, yếu tố con người cũng vô cùng quan trọng. Người chủ doanh nghiệp hoặc cán bộ phụ trách sản xuất của cơ sở sản xuất TPCN/TPBVSK đạt GMP tối thiểu phải có bằng đại học trong lĩnh vực chuyên ngành mà cơ sở sản xuất (khắc phục tình trạng hiện nay, nhiều chủ cơ sở sản xuất TPCN không có kiến thức về y, dược, dinh dưỡng).

Quy định về hệ thống hồ sơ sổ sách rất chặt chẽ, nhất là kiểm soát chặt nguyên liệu đầu vào. Cùng đó, hệ thống kiểm nghiệm cũng phải đạt yêu cầu...

Huy Trung

Bài liên quan

Tin mới

Việc mở rộng đường ống Trans Mountain của Canada có thể gây rắc rối cho Iraq
Việc mở rộng đường ống Trans Mountain của Canada có thể gây rắc rối cho Iraq

Đường ống dẫn dầu mới nhất của Canada có thể gây rắc rối cho một quốc gia Trung Đông cách đó gần 7.000 dặm là Iraq.

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển, mở rộng thị trường
TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển, mở rộng thị trường

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2025.

Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va tiếp tục đăng ký bán lượng lớn cổ phiếu NVL
Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va tiếp tục đăng ký bán lượng lớn cổ phiếu NVL

CTCP Novagroup, tổ chức có liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã NVL - sàn HOSE) tiếp tục đăng ký bán lượng lớn cổ phiếu NVL nhằm cân đối danh mục đầu tư và hỗ trợ cơ cấu nợ.

CTCP Chứng khoán DNSE đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế tối đa đạt 445 tỷ đồng
CTCP Chứng khoán DNSE đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế tối đa đạt 445 tỷ đồng

Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Chứng khoán DNSE tổ chức sáng nay (16/4) đã thông qua các kế hoạch, chỉ tiêu kinh doanh năm 2024. Theo đó, kế hoạch lợi nhuận sau thuế tối đa đạt 445 tỷ đồng.

TP. Hồ Chí Minh sẽ tổ chức hàng loạt sự kiện kích cầu du lịch
TP. Hồ Chí Minh sẽ tổ chức hàng loạt sự kiện kích cầu du lịch

Đó là một trong những chia sẻ của bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh tại cuộc họp báo thông tin về các sự kiện xúc tiến du lịch TP. Hồ Chí Minh quý II/2024 vừa được tổ chức.

Hà Tĩnh phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024
Hà Tĩnh phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024

Sáng 16/4, Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND huyện Can Lộc tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024.