# Thực phẩm chức năng
Quảng cáo TPCN sai sự thật, lừa dối khách hàng: Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự
Vừa qua, Bộ Y tế vừa gửi Văn bản 3220/BYT-ATTP tới các bộ ngành liên quan đề nghị triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về quảng cáo TPCN, TPBVSK thuộc lĩnh vực quản lý của ngành.
Cẩn trọng với thông tin quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vina Tảo và Egorex Omega 3.6.9
Cục ATTP (Bộ Y tế) cho biết, trong thời gian qua, trên trang http://www.leadviet.com.vn/san-pham/vina-tao.html, quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vina Tảo (Tảo xoắn spirulina Việt Nam) và trên trang https://five.vn/bac-ninh/dau-ca-my-egorex-omega-3-6-9-278573.html, quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Egorex Omega 3.6.9 sai quy định của pháp luật về quảng cáo, có dấu hiệu lừa dối NTD.
Bệnh viện Bạch Mai chấn chỉnh việc đưa thực phẩm chức năng vào bán trong bệnh viện
Liên quan đến vụ việc người dân tố nhà thuốc số 8 của Bệnh viện Bạch Mai bán thuốc “rởm”, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã chấn chỉnh và xử phạt với các nhân viên nhà thuốc này vì có thái độ không khéo léo khi giao tiếp với người bệnh và thừa nhận bán Thực phẩm chức năng (TPCN) cho khách hàng.
Cảnh báo thực phẩm chức năng Ích Phế Khang và Bona được quảng cáo như thuốc chữa bệnh
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo người dân cẩn trọng với thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích phế khang và thực phâm bảo vệ sức khỏe Bona thuộc Công ty Cổ phần Truepharmco được quảng cáo như thuốc chữa bệnh trên một số website và trang mạng xã hội.
Cảnh báo hàng loạt website quảng cáo sản phẩm sai quy định
Thời gian gần đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo người tiêu dùng về hàng loạt website quảng cáo sản phẩm sai quy định của pháp luật, thậm chí có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.
Sản phẩm của DN đạt GMP: Vì sao NTD nên lựa chọn?
Trong “ma trận” thực phẩm chức năng, hàng thật lẫn với hàng giả, hàng nhái; hàng tốt lẫn với hàng kém chất lượng... thật khó để có thể mua được sản phẩm tốt, đúng với nhu cầu. Lựa chọn sản phẩm của DN đạt chứng nhận thực hành sản xuất tốt GMP - chính là biện pháp thông minh nhất hiện nay.
Bộ Y tế khuyến cáo không nên mua viên nang Nga Phụ Khang trên một số trang web
Cục ATTP cho biết, trong thời gian vừa qua trên các website unangbuongtrung.com.vn, suynhuocthankinh.vn, pavietnam.com đã quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang Nga Phụ Khang của Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu có dấu hiệu vi phạm quy định về quảng cáo.
Siết chặt tiêu chuẩn GMP tại các cơ sản xuất thực phẩm chức năng
Ngày 2/2/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 15 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật ATTP thay thế cho Nghị định 38 trước đây. Tại Nghị định mới này, có một nội dung quy định về việc từ ngày 1/7/2019, tất cả các cơ sở sản xuất TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) phải đạt tiêu chuẩn GMP.
Hà Nội: Thu giữ gần 5.000 sản phẩm TPCN, cùng hàng trăm chai mỹ phẩm không hóa đơn chứng từ
Khi tiến hành kiểm tra một cơ sở kinh doanh TPCN, Đoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện khoảng 5.000 sản phẩm TPCN và hàng trăm chai mỹ phẩm không có hóa đơn chứng từ, cùng hàng trăm sản phẩm TPCN đã hết hạn sử dụng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu xử lý nghiêm hành vi sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng giả
Tại cuộc họp chiều 16/4 với lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu xử lý nghiêm và lên án mạnh mẽ hành vi sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng giả.
Thị trường thực phẩm chức năng: Tràn lan hàng giả
Kinh doanh TPCN hiện đang là lĩnh vực đem lại tỷ xuất lợi nhuận lớn, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh kế. Tuy nhiên, thời gian qua, việc các cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện, bắt giữ nhiều sản phẩm TPCN giả, kém chất lượng, có cả những sản phẩm chứa hoạt chất cấm được lưu hành trên thị trường...
Cục An toàn thực phẩm phạt hành chính 2 công ty vì quảng cáo sai quy định
Công ty TNHH An Minh Southern và CTCP Dược phẩm quốc tế Á Châu vừa bị Cục An toàn thực phẩm xử phạt hành chính mỗi công ty số tiền 50 triệu đồng, vì hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Công ty TNHH HERBAVINA VN: Cấp phép một đằng, công bố một nẻo?
Nghi ngờ về chất lượng thực sự của Immunobal, một khách hàng đã phản ảnh tới Thương hiệu & Công luận, PV đã tìm hiểu và biết sản phẩm này được nhập khẩu bởi Công ty TNHH Herbavina VN, những thông tin trên bao bì và nhãn phụ thể hiện không đúng với xác nhận công bố sản phẩm của cơ quan chức năng đã cấp.
QC TPCN “Hỗ Thận Bảo”: Thổi phồng công dụng, gây phản cảm và coi thường pháp luật?
hời gian gần đây, trên một số phương tiện truyền thông xuất hiện thông tin quảng cáo về một loại “thần dược” có tên Hỗ Thận Bảo. Dù chỉ là thực phẩm chức năng, nhưng trên các phương tiện truyền thông và website chính thức về sản phẩm, nhà phân phối đã quảng cáo sản phẩn này như là thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng, sử dụng rất nhiều hình ảnh và nội dung phản cảm để PR, tiếp thị và bán hàng, vi phạm nghiên trọng các quy định liên quan của pháp luật.
Thiên Ngọc Minh Uy vi phạm nhiều quy định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp
Ngày 12/01/2017, Bộ trưởng Bộ Công thương đã ký Kết luận kiểm tra đối với Công ty TNHH Amway Việt Nam và Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy. Kết quả kiểm tra cho thấy, đơn vị này có dấu hiệu vi phạm các quy định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
Người tiêu dùng đã mua và sử dụng sản phẩm Đường huyết hoàn cần theo dòi, kiểm tra sức khỏe
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công Thương) khuyến cáo người tiêu dùng (NTD) đã mua và sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) Đường huyết hoàn do Công ty TNHH Dược phẩm Hải Linh (Halifa) cần theo dõi, kiểm tra sức khỏe.
Hà Nội: Bắt hơn 1 tấn thực phẩm chức năng tự chế
Theo thông tin từ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) , hiện lực lượng chức năng đang tạm giữ 1 tấn lô hàng thực phẩm chức năng tự in thêm các công dụng giảm mỡ bụng, làm đẹp và tăng cường sinh lý.
Cảnh giác với chiêu trò giả mạo bác sĩ gọi điện lừa bán thực phẩm chức năng
Những chiêu trò này đang được các trang mạng xã hội sử dụng và đã có rất nhiều người bệnh vì quá tin tưởng vào những quảng cáo của bác sĩ, bệnh nhân giả này đã bị tiền mất, tật mang.
Xử lý “vấn nạn” thực phẩm chức năng, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo như thuốc chữa bệnh
Liên tục các nhãn hàng thực phẩm chức năng và sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo như thuốc chữa bệnh, vi phạm Luật Quảng cáo bị xử phạt. “Vấn nạn” quảng cáo thổi phồng vẫn không giảm, vậy xử lý nó như thế nào?
Càng xử phạt, TPCN càng được ưa chuộng vì là "công cụ dự phòng của thế kỷ XXI"?
Đại diện Cục An toàn thực phẩm cho biết: "Để chứng minh một sản phẩm TPCN là giả, công đoạn kiểm tra chất lượng khá mất công, phải gửi sang nhiều cơ quan liên quan để đối chiếu. Khi phát hiện thì cũng chỉ có thể xử phạt hành chính theo quy định, mức phạt lại chưa cao nên chưa đủ sức răn đe các cá nhân, tổ chức vi phạm quyền sở hữu trí tuệ".