Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Càng xử phạt, TPCN càng được ưa chuộng vì là "công cụ dự phòng của thế kỷ XXI"?

Đại diện Cục An toàn thực phẩm cho biết: "Để chứng minh một sản phẩm TPCN là giả, công đoạn kiểm tra chất lượng khá mất công, phải gửi sang nhiều cơ quan liên quan để đối chiếu. Khi phát hiện thì cũng chỉ có thể xử phạt hành chính theo quy định, mức phạt lại chưa cao nên chưa đủ sức răn đe các cá nhân, tổ chức vi phạm quyền sở hữu trí tuệ".

Hàng loạt vụ việc vi phạm nghiêm trọng liên quan đến thuốc, thực phẩm chức năng (TPCN) giả, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) vi phạm Luật Quảng cáo được phát hiện sau một thời gian dài tiêu thụ, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng được cơ quan quản lý Nhà nước “vào cuộc xử lý gắt gao”. Thế nhưng, thực tế, càng xử phạt thì TPCN và sản phẩm TPBVSK càng được ưa chuộng, nhiều sản phẩm ra mắt hơn. Vậy, phải chăng, việc vào cuộc xử lý gắt gao trên chưa thực sự phát huy hiệu quả?

Bài 4: Càng xử phạt, TPCN càng được ưa chuộng vì là "công cụ dự phòng của thế kỷ XXI"?

Thị trường TPCN và sản phẩm TPBVSK Việt Nam đang ngày càng phát triển, với tốc độ nhanh chóng. Đây trở thành “mảnh đất màu mỡ” thu hút nhiều doanh nghiệp tập trung vào đầu tư sản xuất, kinh doanh. Các chuyên gia nghiên cứu thị trường TPCN và sản phẩm TPBVSK nhận định, trong thời gian tới nhu cầu sử dụng hai loại mặt hàng trên sẽ còn tiếp tục tăng.

 Hơn 20.000 sản phẩm TPCN hàng giả bị thu giữ khi các đối tượng đang đóng gói dán nhãn. Ảnh: CSĐT.

Càng xử phạt, càng được ưa chuộng?

Theo Bộ Y tế, TPCN là sản phẩm hỗ trợ chức năng các bộ phận cơ thể con người nhằm nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, cụ thể Điều 2, Thông tư số 43/2014/TT-BYT quy định thực phẩm chức năng gồm: Thực phẩm bổ sung (như các vitamin, khoáng chất, acid amin, acid béo, enzym, probiotics, prebiotics), các chất bổ sung có lợi cho sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học và thực phẩm dành cho các chế độ ăn đặc biệt, có lợi cho sức khỏe hoặc làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Trong cuộc sống hiện đại, người tiêu dùng cũng quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ, do đó mà lượng TPCN và sản phẩm TPBVSK được bán ra thị trường cũng tăng trưởng nhanh chóng. GS.TS. Trần Đáng - nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cũng nhận định: "Thực phẩm chức năng là công cụ dự phòng của thế kỷ XXI".

  PGS.TS Trần Đáng - nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam.

Không thể phủ nhận vai trò của TPCN, sản phẩm TPBVSK trong việc dự phòng, nâng cao sức khoẻ người sử dụng, cũng như hỗ trợ bệnh nhân trong thời gian điều trị bệnh. Tuy nhiên hiện nay, việc quản lý thị trường thực phẩm này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Theo phân tích của TS.Trần Đáng thì: Thị trường ngày càng xuất hiện nhiều loại TPCN giả được bán tràn lan với nhãn mác mờ nhạt hoặc không có bất kỳ chứng nhận nào của cơ quan có thẩm quyền, điều này đe doạ rất lớn đến sức khoẻ người tiêu dùng. Nhiều bác sĩ kê đơn thuốc sai quy định, cụ thể, điểm c, khoản 10, Điều 4, Thông tư 52/2017/TT-BYT quy định về nguyên tắc kê đơn thuốc là không được kê vào đơn thuốc TPCN, thực tế có hiện tượng bác sĩ kê TPCN vào đơn thuốc. Theo đó, niềm tin của người bệnh đối với công dụng của TPCN trong việc điều trị, chữa bệnh càng được “thần thánh hoá” hơn.

Cũng theo TS.Trần Đáng thì, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối sản phẩm TPCN, TPBVSK thực hiện nhiều hoạt động quảng cáo quá mức về chức năng, công dụng của sản phẩm. Cụ thể, nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng nhiều chiêu trò cố tình quảng cáo sai sự thật, “thổi phồng” công dụng của thực phẩm chức năng, khiến người tiêu dùng xem thực phẩm chức năng như “thần dược” hoặc nhầm tưởng tác dụng của thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh, điều này gây nên nhiều nguy cơ đe dọa tiềm ẩn đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.

Không ít người tiêu dùng vì thấy quảng cáo, vì thiếu hiểu biết, lạm dụng TPCN, sản phẩm TPBVSK khiến bệnh không những không được chữa mà còn mất tiền oan. 

Và thực tế, rất nhiều nhãn hàng TPCN, sản phẩm TPBVSK đã bị cơ quan chức năng xử phạt, được nêu trong 03 bài viết trước, hiện vẫn bàn hàng online. PV Thương hiệu và Công luận vào website của doanh nghiệp, chỉ cần nhấn vào nút đặt hàng là có nhân viên gọi điện thoại tư vấn, trả lời tin nhắn trao đổi trong vòng chưa quá hai phút.

Nhận được điện thoại tư vấn, PV hỏi: "TPCN của doanh nghiệp đã bị xử phạt vì vi phạm quảng cáo, sao vẫn quảng cáo thổi phồng công dụng như vậy? " thì nhận được trả lời: "Anh ơi, đó là web giả, bên em bán hàng trên web thật này, em đang tư vấn các công dụng cho anh biết để lựa cho sản phẩm mà, chứ có thổi phồng gì đâu?"

PV bày tỏ mong muốn: "Em chụp giúp anh hình ảnh, chụp rõ bao bì, ngày sản xuất, phồng công dụng, mã, lô xuất xưởng của sản phẩm nhé, để anh đối chiếu với lô, mã mà Bộ Y tế yêu cầu thu hồi..." Nhân viên bán hàng xẵng giọng: "Ông nội có mua hàng không mà hỏi kỹ thế. Chuyển khoản xong, em chụp cho nhá. Chưa chuyển thì không được tiết lộ hình ảnh, quy định bên em thế... Còn, trên website đã giới thiệu kỹ rồi, "ông nội" lên đó đọc kỹ rồi hãy nhấn nút đặt mua ... nhá. Mất thời gian quá."

PV Thương hiệu và Công luận đã vào website của ít nhất 10 doanh nghiệp, những doanh nghiệp này đều bị Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế phạt hành chính vì vi phạm Luật Quảng cáo, yêu cầu thu hồi một số sản phẩm vi phạm... Cảm giác của PV là càng bị phạt thì họ càng nổi tiếng, càng được ưa chuộng thì phải. Minh chứng là họ vẫn bán hàng, thậm chí, có doanh nghiệp, điện thoại tư vấn của nhân viên còn bận liên tục, như thế, rất nhiều khách hàng đặt mua và ưa chuộng vậy.

Điệp khúc... khó

Qua tìm hiểu, PV Thương hiệu và Công luận được biết, hiện nay quy định doanh nghiệp (DN) tự công bố sản phẩm, tự chịu trách nhiệm sản phẩm mà Bộ Y tế đưa ra một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho DN sản xuất, kinh doanh, song mặt khác lại là kẽ hở để một số DN làm ăn chộp giật, lợi dụng đưa ra thị trường sản phẩm kém chất lượng, “kê khống” hàm lượng, thành phần để bán giá cao, thu lợi. Cơ quan chức năng liên quan như: Bộ Y tế, Bộ Công Thương có trách nhiệm hậu kiểm, nhưng nếu công tác hậu kiểm chưa tốt, chưa thường xuyên sẽ là nguy hại, có khi thanh tra “với tay tới” thì sản phẩm đã nằm trong bụng của người tiêu dùng.

Phân tích về nguyên nhân khiến cho công tác thanh tra, kiểm tra sai phạm liên quan đến thực phẩm chức năng còn gặp khó, trao đổi với báo giới, bà Trần Việt Nga, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thừa nhận, để chứng minh một sản phẩm thực phẩm chức năng là giả, công đoạn kiểm tra chất lượng khá mất công, phải gửi sang nhiều cơ quan liên quan để đối chiếu. Chưa kể, ngay cả khi phát hiện thì cũng chỉ có thể xử phạt hành chính theo quy định, mức phạt lại chưa cao nên chưa đủ sức răn đe các cá nhân, tổ chức vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

“Chưa kể, hiện nay các lực lượng chức năng vẫn chưa thực sự phối hợp chặt chẽ với nhau khiến công tác kiểm soát thị trường còn khó khăn, dẫn đến vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang ngày càng lấn át sản phẩm chính hãng về phương thức tiếp thị và giá cả”, bà Trần Việt Nga cho biết thêm.

Một điểm hạn chế nữa trong quy chế quản lý, theo ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương thì, để kết luận về một hành vi xâm phạm quyền giữa hai sản phẩm được cho là thật và giả, quá trình giám định ấy sẽ phải trải qua nhiều yếu tố khác nhau. Khó khăn nhất khi DN chưa đăng ký xác lập quyền đối với sản phẩm. Ngoài ra, khi bị làm giả sản phẩm của mình, ngay chính bản thân các DN vẫn đang còn e dè trước thực trạng này.

Ông Trần Hữu Linh thông tin: “Qua công tác chuyên môn, chúng tôi thấy, thủ đoạn của các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ rất đa dạng. Đối với hàng hoá đòi hỏi sử dụng công nghệ cao, khó sản xuất thì các đối tượng thường đặt sản xuất gia công ở nước ngoài sau đó chuyển về Việt Nam tiêu thụ. Đối với hàng hoá không đòi hỏi kỹ thuật cao, mẫu mã đơn giản, giá rẻ phù hợp với đa số người lao động có thu nhập thấp thường được sản xuất, lắp ráp, pha chế, sang chiết ngay trong nước, tại các khu công nghiệp, làng nghề…Có thể thấy, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được bán trà trộn với hàng thật hoặc đưa về vùng sâu, vùng xa tiêu thụ. Mặt hàng này ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.Trong những năm qua, thương mại điện tử phát triển bùng nổ, đây cũng là môi trường thuận lợi cho nạn hàng giả hoành hành, do đặc thù không trưng bày trực tiếp nên việc điều tra, phát hiện và xử lý vi phạm rất khó khăn.”

Chỉ cố gắng thôi là chưa đủ

Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục QLTT cho rằng, để làm được hàng giả, phải bắt đầu từ tem nhãn. Do đó, cần có sự phối hợp của Cục Xuất bản, Bộ Thông tin- Truyền thông để quản lý. “Theo Luật Xuất bản, muốn in ấn tem nhãn phải có hợp đồng, do đó, những người in tem nhãn không thể vô can khi in tem nhãn giả các thương hiệu nước ngoài, tiếp tay cho đối tượng làm hàng giả”, ông Linh nói.

Về phía Bộ Y tế, thành lập các đoàn kiểm tra nhằm ngăn chặn việc nhập lậu, lưu hành thuốc bất hợp pháp, phòng chống thuốc giả, kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn, chứng từ; xây dựng kênh thông tin để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh về các trường hợp nghi ngờ về chất lượng thuốc, thuốc giả. Theo đó, thuốc khi đăng ký lưu hành phải được Bộ Y tế thẩm định hồ sơ đăng ký thuốc từ nguyên liệu, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, độ ổn định và dữ liệu lâm sàng. Thuốc sản xuất/nhập khẩu chỉ được phép xuất xưởng đưa ra lưu hành sau khi kiểm tra và đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký. Khi thuốc lưu hành, các cơ sở sản xuất/nhập khẩu phải tự giám sát và chịu trách nhiệm đối với chất lượng thuốc của cơ sở mình và báo cáo cơ quan quản lý khi phát hiện các dấu hiệu có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Hoàng Thăng - Lê Pháp

Loạt bài này, Thương hiệu và Công luận thực hiện theo Kế hoạch, chỉ đạo của Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam là bảo vệ các thương hiệu của doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh chân chính; Chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quảng cáo trên trang web bán hàng, trên bao bì sản phẩm khác với chất lượng. Thực tế, nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK), thực phẩm chức năng (TPCN) của doanh nghiệp vi phạm Luật Quảng cáo, bị cơ quan chức năng, cụ thể là Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế tiến hành xử phạm hành chính nhiều lần đã ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp cùng ngành.

Bài liên quan

Tin mới

Tăng 2,5 lần ca mắc tay chân miệng so với cùng kỳ năm 2023
Tăng 2,5 lần ca mắc tay chân miệng so với cùng kỳ năm 2023

Theo thống kê, tính đến nay cả nước ghi nhận hơn 13.000 ca mắc tay chân miệng, hiện chưa có trường hợp nào tử vong.

Giá xăng có thể giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày mai
Giá xăng có thể giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày mai

Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (25/4) được dự báo giảm theo giá thế giới. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn thì giá xăng có thể giảm từ 270-300 đồng/lít. Theo đó, giá xăng RON 95 có thể mất mốc 25.000 đồng/lít.

Long An kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các dự án chậm tiến độ
Long An kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các dự án chậm tiến độ

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An đã có thông báo kế hoạch kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các dự án chậm tiến độ trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Tỷ giá trên thị trường tự do có phiên giảm mạnh thứ hai liên tiếp sau chuỗi tăng dài từ đầu tháng Tư
Tỷ giá trên thị trường tự do có phiên giảm mạnh thứ hai liên tiếp sau chuỗi tăng dài từ đầu tháng Tư

Phiên 24/4, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.274 VND/USD, giảm nhẹ 1 đồng so với phiên hôm qua (23/4).

Techcombank Rewards: "Bật" là tặng
Techcombank Rewards: "Bật" là tặng

Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa công bố ra mắt chương trình tri ân tích điểm Techcombank Rewards với chủ đề “Gắn kết thêm giá trị, trải nghiệm thêm rực màu” dành tặng khách hàng trên ứng dụng ngân hàng điện tử. Theo đó, với mỗi giao dịch chi tiêu thẻ, hay chuyển khoản, giao dịch điện tử trên ngân hàng số Techcombank Mobile, khách hàng thân thiết sẽ được tích lũy điểm thưởng để quy đổi ưu đãi hấp dẫn tại hơn 200 đối tác, với hơn 300 thương hiệu tại hơn 9.000 địa điểm trên toàn Việt

Giá đồng đạt mức cao nhất trong 2 năm, dự kiến xu hướng tăng sẽ được duy trì
Giá đồng đạt mức cao nhất trong 2 năm, dự kiến xu hướng tăng sẽ được duy trì

Giá đồng đã đạt mức cao nhất trong 2 năm trong tuần này và dự kiến xu hướng tăng sẽ được duy trì do tình trạng thiếu hụt xuất hiện trong những tháng tới.