Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

QC TPCN “Hỗ Thận Bảo”: Thổi phồng công dụng, gây phản cảm và coi thường pháp luật?

hời gian gần đây, trên một số phương tiện truyền thông xuất hiện thông tin quảng cáo về một loại “thần dược” có tên Hỗ Thận Bảo. Dù chỉ là thực phẩm chức năng, nhưng trên các phương tiện truyền thông và website chính thức về sản phẩm, nhà phân phối đã quảng cáo sản phẩn này như là thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng, sử dụng rất nhiều hình ảnh và nội dung phản cảm để PR, tiếp thị và bán hàng, vi phạm nghiên trọng các quy định liên quan của pháp luật.

THCL - Thời gian gần đây, trên một số phương tiện truyền thông xuất hiện thông tin quảng cáo về một loại “thần dược” có tên Hỗ Thận Bảo. Dù chỉ là thực phẩm chức năng, nhưng trên các phương tiện truyền thông và website chính thức về sản phẩm, nhà phân phối đã quảng cáo sản phẩn này như là thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng, sử dụng rất nhiều hình ảnh và nội dung phản cảm để PR, tiếp thị và bán hàng, vi phạm nghiên trọng các quy định liên quan của pháp luật.

QC TPCN “Hỗ Thận Bảo”: Thổi phồng công dụng, gây phản cảm và coi thường pháp luật? - Hình 1

 Đăng tải trên một ấn bản truyền thông, đơn vị sở hữu sản phẩm “chém gió”: “Ăn một con trâu không bằng dùng một viên Hỗ Thận Bảo”... “Qua kết quả nghiên cứu lâm sàng đối với 8.956 bệnh nhân từ 19 đến 90 tuổi cho thấy, sau 2 - 3 chu kỳ, có đến 98% bệnh nhân có “cậu nhỏ” dẻo dai, cứng như sắt thép, kích thước trung bình tăng thêm 4 đến 5 cm, dài đến 18 cm, mỗi lần lâm trận đều trên 40 phút, mỗi tối 3 đến 4 trận, uy mãnh vô song”...

Không hiểu, tổ chức nào đã thực hiện nghiên cứu lâm sàng cho sản phẩm, kết quả này đã được công bố chính thức ở đâu?

Nội dung được tiếp tục “Hỗ Thận Bảo khuyến cáo: Đây là phương thức của hoàng thất, giành cho hoàng đế với hơn 3.000 bà vợ. Thông thường, mỗi quý ông chỉ nên dùng tối đa 4 chu kỳ rồi dừng lại... Nếu muốn tiếp tục sử dụng, xin mời thương lượng trước với bà xã, cẩn thận quá to, quá mạnh mẽ”.

Tuy nhiên, qua tìm hiểu của phóng viên, sản phẩm Hỗ Thận Bảo chỉ là thực phẩm chức năng, được sản xuất tại Công ty TNHH Medistar Việt Nam, do Công ty TNHH KD&TM Diệu Phương Đường (Cty Diệu Phương Đường) tiếp thị và phân phối.

QC TPCN “Hỗ Thận Bảo”: Thổi phồng công dụng, gây phản cảm và coi thường pháp luật? - Hình 2

 Nôi dung được cấp phép quảng cáo

Trong Giấy xác nhận quảng cáo Số: 01714/2016/XNQC-ATTP, do Cục An toàn Thực phẩm cấp ngày 22/8/2016 cho Công ty Diệu Phương Đường có địa chỉ tại ngách 15 ngõ 61 phố Lạc Trung, Phường Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng, Hà Nội), quy định: Sản phẩm Hỗ Thận Bảo được quảng cáo tại các nhà chờ, điểm bán vé xe buýt; biển bảng, pa nô; trên các website, trên báo chí; trên tờ rơi, poster, tạp chí, hội thảo, tài liệu cho công chúng. Tổ chức/cá nhân có trách nhiệm quảng cáo đúng nội dung đã được xác nhận.

Theo nội dung market được phê duyệt, Hỗ Thận Bảo chỉ được quảng cáo các thông tin cơ bản, như: “Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại thực phẩm bổ xung.... nhưng có nhiều người vẫn chưa hiểu được làm thế nào để sử dụng hợp lý. Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hỗ Thận Bảo... cũng là một trong những dòng sản phẩm... giúp cải thiện tình trạng suy giảm sinh lý ở nam giới”.

Phía dưới cùng là dòng khuyến cáo theo quy định: “Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Không chỉ dừng tại đó, khi truy cập vào website chính thức giới thiệu về sản phẩm của Công ty Diệu Phương Đường tại địa chỉ: http://hothanbao.com/, phóng viên phát hiện, đơn vị này có nhiều dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các quy định liên quan của pháp luật trong quảng cáo và đăng tải thông tin trên website.

Ngay trên trang chủ của website http://hothanbao.com/, đơn vị này đã “hiên ngang” khẳng định, sản phẩm này là thuốc với các “thành phần thuốc” và “công hiệu thuốc” khác nhau. Và khi mở các đoạn ghi âm tại mục “Bác sỹ tư vấn – ngày 24/12/2016”, các nhân viên tư vấn và những người được giới thiệu là “bác sỹ” tại đây đều giới thiệu với khách hàng: Sản phẩm Hỗ Thận Bảo là thuốc đông y (?!).

Khi phóng viên (trong vai khách hàng) gọi điện đến đường dây nóng trên website này, nhân viên tư vấn có tên là Thảo tiếp tục khẳng định: Đây là thuốc, đồng thời khuyên khách hàng nên đặt mua sản phẩm trực tiếp tại công ty mới được khuyến mại, mua 15 hộp được tặng 5 hộp, nếu mua tại các nhà thuốc hoặc đại lý thì không có khuyến mại...

QC TPCN “Hỗ Thận Bảo”: Thổi phồng công dụng, gây phản cảm và coi thường pháp luật? - Hình 3

 QC TPCN “Hỗ Thận Bảo”: Thổi phồng công dụng, gây phản cảm và coi thường pháp luật? - Hình 4

 

 Ngang nhiên khẳng định sản phẩm này là thuốc ngay tại trang chủ của Website?

Khi truy cập chuyên mục “Sản phẩm” tại website, PV không khỏi ngỡ ngàng trước trước độ “hoành tráng” và “bá đạo” về các nội dung xoay quanh sản phẩm này. Công ty Diệu Phương Đường đã trích dẫn hình ảnh và thông tin của chuyên gia trong ngành y từ các nước Anh, Mỹ và Ấn Độ để quảng cáo, lăng xê cho sản phẩm.

Đồng thời, nhiều thông tin đăng tải như đánh lừa người tiêu dùng, gây hiểu nhầm sản phẩm này được chuyển giao từ Ấn Độ, như: “3000 năm trước, thời Ấn độ cổ đại, chốn hậu cung của Hoàng đế có 2 – 3 nghìn phi tần,... Để không làm tổn hại đến thận của ngài, hàng chục ngự y đã..., từ đó nghiên cứu bào chế ra Hỗ Thận Bảo”; “Từ cổ chí kim, Hỗ Thận Bảo đã được đông đảo quý tộc và hoàng thất Ấn Độ tin tưởng, sử dụng”; “Một trong những bảo bối của Ấn Độ”...

Những thông tin này, đa phần rất khó để kiểm chứng, dễ dẫn đến gây hoang mang, ảo tưởng cho người tiêu dùng về công dụng và nguồn gốc của thực phẩm chức năng Hỗ Thận Bảo.

QC TPCN “Hỗ Thận Bảo”: Thổi phồng công dụng, gây phản cảm và coi thường pháp luật? - Hình 5

 Sử dụng hình ảnh chuyên gia, quảng cáo phản cảm, gây hiểu lầm về công dụng và nguồn gốc SP để bán hàng

Nghiêm trọng hơn, website này đã sử dụng rất nhiều ngôn từ và hình ảnh thiếu văn hóa, phản cảm về chuyện phòng the, bộ phận sinh dục nam giới, mang nặng tính kích dục, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, nhằm kích thích người tiêu dùng mua và sử dụng sản phẩm (Trong khuôn khổ 1 bài báo, PV không tiện nêu chi tiết những nội dung này).

Trong khi đó:

Tại mục 3, mục 8, mục 9 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo như sau:

- Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

- Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

- Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

Còn tại Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BYT quy định, hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo thực phẩm bao gồm:

- Quảng cáo thực phẩm khi ch­ưa có giấy xác nhận nội dung quảng cáo của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.

- Quảng cáo thực phẩm là hàng giả, hàng kém chất lượng.

- Quảng cáo thực phẩm có tác dụng như­ thuốc chữa bệnh.

- Quảng cáo thực phẩm không phù hợp với nội dung đã công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm hoặc quảng cáo quá tác dụng của thực phẩm.

- Quảng cáo thực phẩm dưới hình thức bằng các bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.

- Sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các đơn vị y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm.

- Các hành vi cấm khác đã được pháp luật về quảng cáo quy định.

Với những dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng nêu trên, đề nghị các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, kiểm tra/thanh tra, xác minh làm rõ và xử lý nghiêm theo các quy định liên quan của pháp luật.

TH&CL sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Dương Tú

Bài liên quan

Tin mới

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh vừa ban hành công văn đề nghị UBND thành phố Hạ Long không cấp phép cho các tàu du lịch được huy động tham gia diễn diễu trên biển đón khách du lịch để xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024 từ phía biển, vì lý do an toàn cho người và phương tiện.

Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?
Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?

Đến hết năm 2023, Việt Nam đã có 46 tỉnh, thành phố được công nhận đã loại trừ bệnh sốt rét, còn 17 tỉnh, thành phố chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ. Tuy nhiên, số thôn, bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp. Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.