Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Siêu thị Evmart tại Hải Phòng bán hàng hóa, sản phẩm "nhiều không"

Người tiêu dùng phản ánh đến Tạp chí Thương hiệu và Công luận, tại số 22 Phố Mới, xã Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng đang bày bán nhiều sản phẩm không rõ và không có nguồn gốc, xuất xứ; không có nhãn phụ đối với hàng hóa có 100% chữ nước ngoài và không xuất hóa đơn GTGT cho người tiêu dùng.

Siêu thị Evmart tại số 22 Phố Mới, xã Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng
Siêu thị Evmart tại số 22 Phố Mới, xã Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng. (Ảnh: Hải Phong)

Thời gian gần đây, cùng với sự tăng trưởng kinh tế của xã hội thì việc chất lượng đời sống của người dân cũng tăng, việc lựa chọn những địa điểm kinh doanh tin cậy, có uy tín, công khai về giá thì chất lượng hàng hóa cũng được người tiêu dùng quan tâm.

Một phần siêu thị Evmart Thủy Nguyên, Hải Phòng
Một phần siêu thị Evmart Thủy Nguyên, Hải Phòng. (Ảnh: Hải Phong)

"Mục sở thị" tại siêu thị Evmart tại số 22 Phố Mới, xã Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng, địa chỉ được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn để tham quan, mua sắm. Diện tích của siêu thị khá rộng với các kệ hàng bày trí đẹp mắt và phong phú các loại ngành hàng, mặt hàng từ đồ gia dụng, hàng tiêu dùng, phụ kiện thời trang, văn phòng phẩm, đồ chơi trẻ em,...

Nhiều sản phẩm “trắng” thông tin, nghi vấn hàng hóa không có nguồn gốc, xuất xứ

Túi xách Dior trong tủ kính tại siêu thị Evmart
Túi xách Dior trong tủ kính tại siêu thị Evmart. (Ảnh: Hải Phong)

Ngay cửa ra vào của siêu thị Evmart có khá nhiều hàng hóa được bày bán trong tủ kính, có tủ được khóa chốt, có tủ không. Bên trong mỗi tủ kính tùy loại có khoảng 2-4 tầng với rất nhiều loại như đồng hồ, kính mắt, thắt lưng, ví da, nước hoa,... và nhiều loại phụ kiện thời trang khác nhìn rất bắt mắt.

Tủ kính ngay lối vào siêu thị Evmart Thủy Nguyên, Hải Phòng
Tủ kính ngay lối vào siêu thị Evmart Thủy Nguyên, Hải Phòng. (Ảnh: Hải Phong)

Tuy nhiên, cũng dễ dàng nhận thấy đa số các loại hàng hóa này đều không có nhãn dán ghi thông tin về đơn vị sản xuất hay phân phối, có thể nói “lý lịch” các loại sản phẩm này rất “sạch”, “sạch” đến mức không có gì bằng tiếng Việt để đọc ngoài giá tiền được dán cẩn thận trên mỗi sản phẩm của đơn vị bán hàng Evmart.

Dung dịch tẩy lồng giặt tại Evmart Thủy Nguyên, Hải Phòng
Dung dịch tẩy lồng giặt tại Evmart Thủy Nguyên, Hải Phòng. (Ảnh: Hải Phong)

Ngoài hàng hóa được bày trong tủ kính còn rất nhiều loại hàng hóa trong siêu thị có 100% chữ nước ngoài nhưng không có nhãn phụ, thậm chí có những sản phẩm “trắng” toàn bộ thông tin chỉ có giá tiền và tên sản phẩm.

Ví LV tại siêu thị Evmart Thủy Nguyên, Hải Phòng
Ví LV tại siêu thị Evmart Thủy Nguyên, Hải Phòng. (Ảnh: Hải Phong)

Không cần phải tìm kiếm hay để ý kỹ mà chỉ cần lướt qua một vài hàng hóa mỹ phẩm tiêu dùng như: nước tẩy lồng máy giặt, nước rủa chén bát, viên thuốc diệt dán được bày bán ngay ngắn trên kệ hàng với 100% nhãn gốc tiếng nước ngoài mà không hề có nhãn phụ tiếng Việt. Những mặt hàng bổ sung dinh dưỡng cho sức khỏe như nước uống trái cây nho, táo, nước sữa chua Nhật,….trên thân vỏ sản phẩm chỉ có tiếng nước ngoài (Nhật, Hàn, Thái Lan...), đến cả rượu ngoại cũng chỉ có tem nhập khẩu dán trên nắp chai mà không hề có nhãn phụ. Rượu là một loại mặt hàng kinh doanh có điều kiện, nó được kiểm soát chặt chẽ hơn các mặt hàng tiêu dùng khác bởi tính chất đặc biệt của nó là “có hại cho sức khỏe”.

Sản phẩm 100% chữ nước ngoài nhưng không có nhãn phụ
Sản phẩm 100% chữ nước ngoài nhưng không có nhãn phụ. (Ảnh: Hải Phong)

Bên cạnh những mặt hàng có giá thấp chỉ vài chục nghìn tại đây còn có cả sản phẩm có giá trị vài trăm nghìn đang được bày bán không hề có nhãn phụ tiếng Việt như sản phẩm máy hâm sữa cho trẻ em bán với giá 235 nghìn đồng. Mặt hàng này được đặt cùng khu vực với nhiều sản phẩm dành cho việc chăm sóc trẻ khác, nhưng những mặt hàng bên cạnh đều không có nhãn phụ ghi thông tin bằng tiếng Việt để người tiêu dùng dễ dàng có thể đọc hiểu. Không biết là bên nhập khẩu, phân phối sản phẩm nhập khẩu này đã quên dán nhãn phụ theo quy định của Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ hay lý do về các loại hàng hóa đang bày bán ở đây ngoài việc niêm yết giá bán thì không được dán nhãn phụ theo quy định của pháp luật.

Sản phẩm 100% chữ nước ngoài không có nhãn phụ
Sản phẩm 100% chữ nước ngoài không có nhãn phụ. (Ảnh: Hải Phong)

Không chỉ có việc bày bán ngang nhiên nhiều sản phẩm 100% chữ nước nước ngoài không có nhãn phụ bằng tiếng Việt mà tại đây  phóng viên còn nghi ngờ siêu thị Evmart còn đang bày bán hàng giả, hàng nhái. Quan sát thực tế tại khu vực tủ kính bày hàng của siêu thị, phóng viên thấy khá nhiều sản phẩm có nhãn hiệu Louis Vutton, Gucci, Hermes, Nike, Adidas, Porsche, Polaroid,...có giá bán chỉ từ vài chục nghìn đến hơn 100 nghìn đồng/sản phẩm.  Bên cạnh đó, một số mặt hàng  khác còn không có thông tin gì gắn kèm sản phẩm ngoài giá. 

Sản phẩm
Sản phẩm "trắng" thông tin tại siêu thi Evmart Thủy Nguyên, Hải Phòng. (Ảnh: Hải Phong)

Nghị định số 98/2020/N Đ-CP quy định về mức xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền lên đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tố chức, cá nhân kinh doanh.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ thì sản phẩm bày bán phải có nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hóa bao gồm hai loại là nhãn gốc và nhãn phụ. Nhãn gốc là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, thân vỏ sản phẩm hàng hóa do cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó (tại khoản 3, điều 3, nghị định 43/2017/NĐ-CP). Nhãn phụ cũng tương tự nhãn gốc được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng Việt, trên đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung (quy định tại khoản 4, điều 3, nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Đồ chơi trẻ em tại siêu thị Evmart Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đồ chơi trẻ em tại siêu thị Evmart Thủy Nguyên, Hải Phòng. (Ảnh: Hải Phong)

Ngày 09/12/2021, Chính phủ đã ban hành nghị định số 111/2021/N Đ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 43/2017/N Đ-CP  về nhãn hàng hóa. Tại khoản 5, điều 1 sửa đổi, bổ sung điều 10 nghị định 43/2017/ NĐ-CP về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa với 2 mục: Mục 1 là đối với nhãn hàng các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung bằng tiếng Việt như: Tên hàng hóa; tên địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa (khoản3, điều 15 nghị định này).

Nước rửa chén bát Thái Lan tại Evmart Thủy Nguyên, Hải Phòng
Nước rửa chén bát Thái Lan tại Evmart Thủy Nguyên, Hải Phòng. (Ảnh: Hải Phong)

Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại phụ lục I ban hành kèm theo nghị định này và quy định pháp luật liên quan. Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi đủ 03 mục đầu tiên trên bao bì, thân vỏ sản phẩm còn các nội dung bắt buộc khác sẽ được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Nước nho Nhật dạng lon tại siêu thị Evmart Thủy Nguyên, Hải Phòng
Nước nho Nhật dạng lon tại siêu thị Evmart Thủy Nguyên, Hải Phòng. (Ảnh: Hải Phong)

Mục 2 quy định nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt Nam khi làm thủ tục thông quan: tên hàng hóa; xuất xứ hàng hóa, trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 điều 15 nghị định này; tên hoặc viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài, trường hợp nhãn gốc chưa thể hiện đẩy đủ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc chịu trách nhiệm ở nước ngoài thì phải ghi trong tài kiệu kèm theo hàng hóa. Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 điều này trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị trường Việt Nam.

Máy hâm sữa tại siêu thị Evmart Thủy Nguyên, Hải Phòng
Máy hâm sữa tại siêu thị Evmart Thủy Nguyên, Hải Phòng. (Ảnh: Hải Phong)

Như vậy, cả 2 nghị định 43/2017/N Đ-CP và nghị định 111/2021/N Đ-CP đều quy định rất chi tiết các điều kiện bắt buộc phải thực hiện đối với tất cả các loại hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu khi đưa ra lưu hành kinh doanh tại Việt Nam. Cùng với các quy định bắt buộc trên thì điều 22, nghị định số 128/2020/N Đ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan lên đến 03 triệu đồng với hành vi nhập khẩu hàng hóa có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

Nhiều sản phẩm tại siêu thị Evmart Thủy Nguyên, Hải Phòng đánh đố người tiêu dùng bởi không có nhãn phụ
Nhiều sản phẩm tại siêu thị Evmart Thủy Nguyên, Hải Phòng đánh đố người tiêu dùng bởi không có nhãn phụ. (Ảnh: Hải Phong)

Sau khi mua sắm một số sản phẩm tại Evmart tại số 22 Phố Mới, Thủy Sơn, Thủy Nguyên, Hải Phòng, phóng viên đã được thanh toán hóa đơn với tổng số tiền 383,500 đồng. Siêu thị Evmart không chỉ không xuất hóa đơn GTGT (VAT) cho người tiêu dùng mà tại hóa đơn các mặt hàng này cũng không phải chịu thuế GTGT.

Siêu thị Evmart Thủy Nguyên, Hải Phòng không xuất hóa đơn GTGT
Siêu thị Evmart Thủy Nguyên, Hải Phòng không xuất hóa đơn GTGT. (Ảnh: Hải Phong)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử: khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo quy định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có sử dụng máy tính tiền thì đăng ký sử dụng hóa đơn điẹn tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Việc lập hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng dạng chuẩn dữ liệu theo quy định của cơ quan thuế là điều mà các tổ chức, đơn vị kinh doanh buộc phải tiến hành dù người mua hàng có yêu cầu hay không.

Sản phẩm tại siêu thị Evmart Thủy Nguyên, Hải Phòng
Sản phẩm tại siêu thị Evmart Thủy Nguyên, Hải Phòng. (Ảnh: Hải Phong)

Theo Điều 9 nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc sử dụng hàng hóa hoàn thành cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền, trường hợp thu tiền trước thì thời điểm lập hóa đơn là thòi điểm lúc thu tiền, trường hợp giao hàng hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn, dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

Theo điều 24 nghị định 125/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về việc lập hóa đơn như sau: phạt tiền từ 500 nghìn đến 1,5 triệu đồng đối với các trường hợp không lập hóa đơn tổng theo quy định về hàng hóa bán hàng, dịch vụ; không lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương nhân viên. Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với trường hợp không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ cho người mua theo quy định.

Điều 17 nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về hành vi trốn thuế, cụ thể là không lập hóa đơn VAT khi bán hàng hóa, dịch vụ và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế sẽ phạt gấp 1,5 lần số tiền trốn thuế đối với người nộp thuế thực hiện hành vi vi phạm mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Phạt gấp 2 lần đối với người có hành vi quy định mà có một tình tiêt tăng nặng, phạt gấp 2,5 lần số tiền trốn thuế đối với trường hợp có 2 hành vi tình tiết tăng nặng và phạt gấp 3 lần khi người thực hiện có 3 hành vi quy định trong tình tiết tăng nặng.

(Còn nữa)

Hải Phong

Bài liên quan

Tin mới

Thị trường tăng tốt hơn về cuối phiên và VN-Index đã chinh phục thành công mốc 1.250 điểm
Thị trường tăng tốt hơn về cuối phiên và VN-Index đã chinh phục thành công mốc 1.250 điểm

Dù dòng bank vẫn chưa được "kích hoạt", nhưng diễn biến chung khởi sắc với nhiều mã xác lập đỉnh lịch sử mới, chỉ số VN-Index vẫn vượt mốc 1.250 điểm và đóng cửa tại mức giá cao nhất trong 1 tháng.

Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý vi phạm về Hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS)
Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý vi phạm về Hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS)

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 49/CĐ-TTg ngày 15/5/2024 yêu cầu tập trung phát hiện, điều tra và xác minh thông tin để xử lý vi phạm quy định về Hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS).

Gương mẫu, đi đầu, học tập, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Gương mẫu, đi đầu, học tập, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Sáu điều Bác Hồ dạy đã đi vào thực chất, có chiều sâu hơn, chuyển mạnh từ “học tập” sang “làm theo” bằng những việc làm rất thiết thực, cụ thể hằng giờ, hằng ngày trong công tác, chiến đấu, phục vụ nhân dân của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.

Sôi nổi Hội thi Tuyên truyền viên trẻ năm 2024
Sôi nổi Hội thi Tuyên truyền viên trẻ năm 2024

Tối 14/5, tại thành phố Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 tổ chức Hội thi tuyên truyền viên trẻ năm 2024 với Chủ đề: “Quân đội anh hùng, quốc phòng vững mạnh”. Đến dự và chỉ đạo Hội thi có đồng chí Đại tá Cao Xuân Quận, Phó Chính ủy, Bộ Tư lệnh Vùng.

Vĩnh Hoàn: Nguyên nhân doanh thu tăng, lợi nhuận giảm gần 23%
Vĩnh Hoàn: Nguyên nhân doanh thu tăng, lợi nhuận giảm gần 23%

Lợi nhuận tiếp tục suy giảm trong quý I/2024 mặc dù doanh thu tăng, Vĩnh Hoàn cho biết do giá bán nhóm sản phẩm cá tra giảm.

Kita Group vừa báo lãi sau thuế năm 2023 tăng gấp 9 lần, nợ phải trả tăng lên mức gần 14.000 tỷ đồng
Kita Group vừa báo lãi sau thuế năm 2023 tăng gấp 9 lần, nợ phải trả tăng lên mức gần 14.000 tỷ đồng

Kita Invest, một thành viên của Kita Group vừa báo lãi sau thuế năm 2023 tăng gấp 9 lần, trong bối cảnh nợ phải trả tăng lên mức gần 14.000 tỷ đồng.