Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Siêu thị Vital Mart Hà Nội bày bán hàng hóa nhập khẩu không tem nhãn phụ tiếng Việt

Không chỉ bày bán hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, Vital Mart còn bày bán hàng hóa nhập khẩu không có tem nhãn phụ tiếng Việt, theo quy định của pháp luật.

Trong bài viết "Vital Mart: Quảng cáo “rau củ quả an toàn”, nhưng lại bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hết hạn” đăng tải ngày 23/3/2023, phóng viên đã phản ánh thực trạng tại siêu thị này, có bày bán hàng hoá quá hạn sử dụng, nhiều hàng hoá không rõ xuất xứ…

Ví như, tại Cơ sở Vital Mart Trần Duy Hưng, phóng viên ghi nhận sản phẩm thịt bò Fuji Bít tết đã hết hạn sử dụng, trên bao bì sản phẩm ghi NSX: 28/5/22 – HSD: 28/2/23. Trong khi đó, phóng viên “mục sở thị” tại siêu thị này vào ngày 20/3/2023, nghĩa là sản phẩm này đã bị quá hạn 20 ngày.

Sản phẩm thịt bò Fuji Bít Tết được bày bán tại Vital Mart Trần Duy Hưng, nhưng đã quá hạn sử dụng từ 20 ngày trước?
Sản phẩm thịt bò Fuji Bít Tết được bày bán tại Vital Mart Trần Duy Hưng, nhưng đã quá hạn sử dụng từ 20 ngày trước?.
PV ghi nhận sản phẩm thịt bò Fuji Bít tết đã hết hạn sử dụng, trên bao bì sản phẩm ghi NSX: 28/5/22 – HSD: 28/2/23, trong khi đó, PV “mục sở thị” tại siêu thị này ngày 20/3
PV ghi nhận sản phẩm thịt bò Fuji Bít tết đã hết hạn sử dụng, trên bao bì sản phẩm ghi NSX: 28/5/22 – HSD: 28/2/23, trong khi đó, PV “mục sở thị” tại siêu thị này ngày 20/3.

Cùng với đó, mặc dù Vital Mart quảng cáo “rau, củ, quả an toàn, truy rõ nguồn gốc xuất xứ” - song bên cạnh những loại thực phẩm có thông tin nguồn gốc xuất xứ, thì còn tồn tại các loại thực phẩm “trắng” thông tin xuất xứ, ngày đóng gói, hạn sử dụng…

Tại cơ sở Vital Mart Trần Duy Hưng, thực phẩm tươi sống, rau củ quả… không ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng trên bao bì, không có đơn vị sản xuất, chịu trách nhiệm phân phối… được bày bán công khai (?!).

Điển hình là sản phẩm Nho đen Nam Phi, phần tem nhãn chỉ chứa đủ thông tin về khối lượng sản phẩm và đơn giá. Ngoài ra, phóng viên tìm khắp các mặt sản phẩm để tìm ngày sản xuất được in ở đâu, thì hoàn toàn không thấy thông tin?

Sản phẩm Nho đen Nam Phi không hề có bất cứ tem nhãn nào về nguồn gốc, nơi sản xuất, cũng như hạn sử dụng cụ thể...
Sản phẩm Nho đen Nam Phi không hề có bất cứ tem nhãn nào về nguồn gốc, nơi sản xuất, cũng như hạn sử dụng cụ thể....

Mặt khác, tại hệ thống siêu thị này, có thực trạng bày bán công khai các hàng hóa nhập khẩu không có tem nhãn phụ tiếng Việt, theo quy định pháp luật?

 Cụ thể, “mục sở thị” tại cơ sở Vital Mart Trung Kính, phóng viên ghi nhận một số mặt hàng như hoa quả Hàn Quốc, các thực phẩm đóng hộp, dầu gội, sữa tắm…, toàn tiếng nước ngoài, không có tem nhãn phụ tiếng Việt như quy định của  Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.

Sữa tắm Dnee cho bé, không có bất cứ thông tin tiếng Việt nào?
Sữa tắm Dnee cho bé, không có bất cứ thông tin tiếng Việt nào?.
Thực phẩm đóng hộp tại Vital Mart Trung Kính, PV ghi nhận 100% chữ nước ngoài, không có tem nhãn phụ tiếng Việt?
Thực phẩm đóng hộp tại Vital Mart Trung Kính, phóng viên ghi nhận 100% chữ nước ngoài, không có tem nhãn phụ tiếng Việt?.
Sản phẩm hoàn toàn chỉ có tiếng nước ngoài, nếu không hỏi nhân viên bán hàng thì quả thực khách hàng không thể biết đây là sản phẩm gì?
Sản phẩm hoàn toàn chỉ có tiếng nước ngoài, nếu không hỏi nhân viên bán hàng thì quả thực khách hàng không thể biết đây là sản phẩm gì?.

Điển hình, sản phẩm Kirkland Almonds được nhập khẩu từ Úc, phóng viên tìm không thấy tem nhãn phụ tiếng Việt, được cung cấp từ phía siêu thị Vital Mart.

Sản phẩm nhập khẩu Úc, nhưng không hề có tem nhãn tiếng Việt theo quy định
Sản phẩm nhập khẩu Úc, nhưng không có tem nhãn tiếng Việt theo quy định.

Hay như, dầu gội Tresemmé, trên bao bì sản phẩm toàn tiếng Anh và tiếng Thái Lan, không có tem nhãn phụ tiếng Việt.

Dầu gội Tresemmé cũng không có thông tin tem nhãn phụ tiếng Việt
Dầu gội Tresemmé cũng không có thông tin tem nhãn phụ tiếng Việt.

Điều này, cũng xảy ra tương tự tại cơ sở Trần Duy Hưng. Cụ thể: Sản phẩm kem hấp tóc Daily Care, có xuất xứ từ Thái Lan, nếu không tự tra Google, người tiêu dùng khó lòng hiểu rõ được công dụng, cũng như các thành phần trong sản phẩm này.

Sản phẩm kem hấp tóc Daily Care, trên bao bì toàn tiếng nước ngoài
Sản phẩm kem hấp tóc Daily Care, trên bao bì toàn tiếng nước ngoài

Một sản phẩm khác là dầu ăn hạt cải Ajinomoto nội địa Nhật Bản, nếu không tự tìm hiểu, phóng viên cũng không biết, sản phẩm đang được bày bán trên kệ của Vital Mart này có công dụng là gì, sử dụng ra sao...

Dầu ăn hạt cải Ajinomoto nội địa Nhật Bản cũng không có tem nhãn phụ Tiếng Việt
Dầu ăn hạt cải Ajinomoto nội địa Nhật Bản cũng không có tem nhãn phụ tiếng Việt

Tại Vital Mart Mộ Lao, Hà Đông cũng không tránh khỏi cảnh bán hàng nhập khẩu, nhưng thiếu tem nhãn phụ tiếng Việt. Như sản phẩm Mù tạt Yamachu của Nhật Bản, hay sản phẩm Pororo the Little Penguin Chewable Vitamin C,… tình trạng thiếu tem nhãn phụ tiếng Việt tiếp tục diễn ra.

Theo quy định của pháp luật về tem nhãn, sản phẩm bày bán phải có nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hoá bao gồm 2 loại là nhãn gốc và nhãn phụ.

Nhãn gốc: Đây là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó (được quy định tại khoản 3, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP). 

Nhãn phụ cũng tương tự như nhãn gốc, được gắn lên trên hàng hóa, hoặc bao bì thương phẩm, nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng Việt, nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc theo luật định, theo đó, tổ chức, các cá nhân phải dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung (được quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Tại khoản 2, Điều 7, Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 về việc ban hành quy chế siêu thị, trung tâm thương mại nêu rõ: Các siêu thị, trung tâm thương mại không được kinh doanh hàng hóa không đúng quy định về nhãn hàng hóa, về tem thuế hàng hóa nhập khẩu và tem thuế hàng hoá tiêu thụ đặc biệt; hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng và hàng không đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật như hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động thực vật bị dịch bệnh...).

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, đối với sản phẩm là hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài, khi lưu hành tại thị trường Việt Nam, bắt buộc phải có tem nhãn phụ hay tem nhãn bằng tiếng Việt.

Hiện nay, vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ - là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Việc nhiều doanh nghiệp trục lợi, trà trộn hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng về tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính.

Chúng tôi đề nghị, Cục Quản lý thị trường Hà Nội, các cơ quan liên quan kiểm tra, xác minh và xử lý những sai phạm (nếu có) của siêu thị Vital Mart nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, cũng như tạo môi trường kinh doanh hàng hóa lành mạnh.

Trúc Mai – Hồng Nhung

Bài liên quan

Tin mới

Giá lúa gạo ngày 14/5: Giá gạo tăng, giá lúa đi ngang
Giá lúa gạo ngày 14/5: Giá gạo tăng, giá lúa đi ngang

Lúa gạo hôm nay 14/5 tại thị trường trong nước điều chỉnh tăng 100 - 150 đồng/kg với một số loạt gạo, trong khi đó giá lúa có xu hướng đi ngang.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ XXI
Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ XXI

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng, đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Chào hàng cạnh tranh rút gọn có bắt buộc thực hiện qua mạng?
Chào hàng cạnh tranh rút gọn có bắt buộc thực hiện qua mạng?

Ông Bùi Quang Huy (TP. HCM) hỏi, công tác chào hàng cạnh tranh rút gọn có bắt buộc phải thực hiện qua mạng theo quy định tại Điều 37 Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT không?

Hội chợ Thương mại và Du lịch -Nhịp cầu Xuyên Á – Quảng Trị 2024
Hội chợ Thương mại và Du lịch -Nhịp cầu Xuyên Á – Quảng Trị 2024

Với quy mô hội chợ dự kiến có trên 400 gian hàng tiêu chuẩn (9 m2/gian) và 2.000 m2 đất trống của 250 - 300 doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức xúc tiến thương mại tham gia, phân bổ thành 5 khu vực trưng bày chính. Các mặt hàng tham gia hội chợ gồm đa ngành hàng, đa lĩnh vực và là hàng hóa, dịch vụ có chất lượng, thương hiệu, được phép lưu thông hợp pháp trên thị trường.

Hàn Quốc: Tăng cường giám sát để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu bất động sản
Hàn Quốc: Tăng cường giám sát để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu bất động sản

Hôm thứ Hai (13/5), cơ quan giám sát tài chính của Hàn Quốc cho biết đang mở rộng và tăng cường đánh giá các dự án bất động sản nhằm đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu trong lĩnh vực này.

DIC Holdings (DC4) : Kế hoạch chào bán 28,87 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
DIC Holdings (DC4) : Kế hoạch chào bán 28,87 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

Công ty cổ phần Xây dựng DIC Holdings (mã DC4 – sàn HOSE) muốn huy động 288,7 tỷ đồng từ cổ đông để trả nợ