Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sơn La: Phát hiện gần 2.700 sản phẩm vi phạm về nhãn và nguồn gốc xuất xứ

Tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) Sơn La cho biết, Đội QLTT số 3 vừa phối hợp với lực lượng chức năng của tỉnh tiến hành kiểm tra, xử lý vụ việc vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa vi phạm về nhãn.

Theo đó, ngày 22/3/2021, Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 3, Cục QLTT Sơn La phối hợp với Đội CSĐT tội phạm về kinh tế ma tuý - Công an huyện Vân Hồ tiến hành khám phương tiện là xe ô tô tải BKS 89C-095.38 do ông Phan Văn Nam điều khiển, có địa chỉ tại xã Việt Hòa - Khoái Châu - Hưng Yên.

Lực lượng QLTT tỉnh Sơn La đang tiến hành kiểm tra xe hàng
Lực lượng QLTT tỉnh Sơn La đang tiến hành kiểm tra xe hàng

Tại thời điểm kiểm tra, trên xe ô tô đang vận chuyển 07 chủng loại hàng hóa các loại (Gồm 2.690 loại hàng hóa là đồ may mặc, nước tẩy rửa). Trong đó, mặt hàng nước tẩy rửa được chủ sở hữu xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa nhập khẩu.

Tuy nhiên,trên bao bì của sản phẩm vi phạm về nhãn hàng hóa bởi không có nhãn phụ bằng tiếng việt. Đối với các sản phẩm may mặc, tại thời điểm tra không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh về nguồn gốc, xuất xứ và tính hợp pháp.

Được biết, qua xác minh, làm việc toàn bộ số hàng hóa trên xe là của 02 chủ hàng là ông Trần Tuấn Anh có địa chỉ Giao An, Giao Thủy, Nam Định và ông Đỗ Văn Doanh có cửa hàng tại Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và đề xuất Đội trưởng ban hành quyết định xử phạt đối với 02 chủ hàng với tổng mức thu phạt 20.400.000 đồng, cụ thể: Xử phạt đối với Ông Đỗ Văn Doanh về hành vi hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; xử phạt 5.000.000 đồng, tịch thu toàn bộ hàng hoá vi phạm theo quy định của pháp luật. (Tổng trị giá hàng hóa vi phạm 11.150.000 đồng). Đồng thời, xử phạt đối với ông Trần Tuấn Anh về hành vi hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam; xử phạt: 4.250.000 đồng.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc
Phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP. Đà Nẵng, vừa kiểm tra, phát hiện 2 cơ sở kinh doanh có nhiều vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hà Nội trở thành điểm sáng dẫn đầu cả nước trong Chương trình OCOP
Hà Nội trở thành điểm sáng dẫn đầu cả nước trong Chương trình OCOP

Sản phẩm OCOP đã khẳng định vị trí tại thị trường trong nước, bước đầu vươn ra thế giới. Dù chưa có thống kê cụ thể nhưng khá nhiều sản phẩm được đánh giá phân hạng OCOP 4-5 sao của thành phố được người tiêu dùng ưa thích.

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ môi trường
Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ môi trường

UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-UBND về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường.

Hơn 200 gian hàng của 34 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Công thương – OCOP Thái Nguyên
Hơn 200 gian hàng của 34 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Công thương – OCOP Thái Nguyên

Hội chợ triển lãm “Công Thương - OCOP Thái Nguyên” đã trở thành hoạt động thường niên của tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua. Năm 2024, hội chợ có quy mô hơn 200 gian hàng, của 34 tỉnh, thành phố trong cả nước, với hàng ngàn sản phẩm đặc trưng tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền của các địa phương.

Kon Tum quản lý chặt chẽ các dự án chăn nuôi
Kon Tum quản lý chặt chẽ các dự án chăn nuôi

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Công văn số 1460/UBND-KTTH về việc tăng cường quản lý các dự án chăn nuôi.

Công an TP. Thanh Hóa triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch bảo đảm TTATGT dịp nghỉ lễ
Công an TP. Thanh Hóa triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch bảo đảm TTATGT dịp nghỉ lễ

Để bảo đảm tốt trật tự ATGT phục vụ Nhân dân đi lại thuận lợi, an toàn trong kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, Công an TP. Thanh Hóa (Thanh Hóa) đã xây dựng và triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch bảo đảm TTATGT trên các tuyến đường, cửa ngõ ra vào thành phố...