Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chủ tịch Quốc hội: Sửa Luật Đất đai, việc đại sự nên lắng nghe càng nhiều càng tốt

Về sửa Luật Đất đai, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu bám sát quá trình tổng kết Nghị quyết 19, đồng thời tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, các ngành, các cấp một cách thận trọng, kỹ lưỡng.

Chiều 19/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường về tiến độ, các bước chuẩn bị sửa đổi Luật Đất đai 2013.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, song song với quá trình tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương, Chính phủ đã chủ động thành lập Ban Chỉ đạo để tổng kết thi hành Luật Đất đai và Xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi). Tới nay, cơ bản các Bộ, ngành và địa phương đều tổ chức tổng kết thi hành Luật Đất đai và gửi báo cáo để cập nhật và hoàn thiện.

Trên cơ sở Nghị quyết 19 của Trung ương, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng nêu 9 định hướng sửa đổi Luật Đất đai 2013 là: Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Về thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng; giá đất; tài chính đất đai; quy định cụ thể vai trò, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất đai; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai, đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận; quyền của người sử dụng đất và chế độ sử dụng đất.

Kết luận tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh Luật Đất đai có vị trí trung tâm trong hệ thống pháp luật về đất đai, một trong những hệ thống văn bản pháp luật có tầm quan trọng đặc biệt tác động phạm vi rất lớn, tính phức tạp và độ khó rất cao, chuyên sâu.

Do vậy, để tiến hành sửa đổi Luật Đất đai 2013, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu phải cụ thể hóa kịp thời những vấn đề được nêu trong văn kiện Đại hội 13 của Đảng, ý kiến sắp tới của Trung ương sau khi tổng kết Nghị quyết 19 và tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, các ngành, các cấp một cách thận trọng, kỹ lưỡng trong quá trình soạn thảo để hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội đảm bảo tiến độ và chất lượng.

Trong quá trình tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2013, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch đầu tư, các bộ ngành chức năng tham mưu cho Chính phủ rà soát để kịp thời sửa đổi, bổ sung những vấn đề bất cập, có liên quan đến chồng chéo trong pháp luật về đất đai và xác định cả những vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong tổ chức, thực thi để có phương án xử lý phù hợp.

Đặc biệt, phải có giải pháp hiệu quả để đẩy mạnh vận hành các quan hệ đất đai theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai chuyển sang nền hành chính phục vụ hiện đại, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm về thúc đẩy các giao dịch về quyền sử dụng đất, Đồng thời giải quyết hiệu quả tình trạng lãng phí, thất thoát, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực về đất đai, đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền lợi của người sử dụng đất.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc

Với 9 định hướng sửa đổi nội dung của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Chủ tịch Quốc hội đề nghị không xác định “cứng” 9 nội dung này mà trong quá trình đánh giá thực tiễn có thể xuất hiện nhiều nội dung khác cần chỉnh sửa và sẵn sàng bổ sung, tiếp thu. 

“Đây là cơ hội rất lớn để sửa đổi luật, nhất là bộ luật quan trọng như Luật đất đai, nên phải tạo ra những chuyển biến căn bản, căn cơ cho việc quản lý, sử dụng, khai thác tài nguyên đặc biệt quan trọng này”, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.

Đáng lưu ý, do tác động của dự án luật rất lớn, nên cần coi trọng việc đánh giá tác động một cách công khai, khách quan, những vấn đề mới mà chưa có quá trình nghiên cứu thì cần hết sức thận trọng. “Việc đại sự nên lắng nghe càng nhiều càng tốt, nhiều người nói, từ nhiều phía, khiêm tốn, cầu thị, gạn đục khơi trong để tạo ra sự thay đổi căn bản trong thực hiện”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Trước đó, Ban chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 19 Trung ương khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai ban hành Kế hoạch số 24, giao Đảng đoàn Quốc hội các nhiệm vụ: Chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2002; rà soát, hoàn thiện các đạo luật có liên quan, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện Nghị quyết và giám sát việc thực hiện trong phạm vi cả nước.

P.T

Bài liên quan

Tin mới

Tập đoàn Mai Linh đã có sự khởi sắc chấm dứt lỗ và trở lại đường đua
Tập đoàn Mai Linh đã có sự khởi sắc chấm dứt lỗ và trở lại đường đua

Ngày 29/4/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh tổ chức Đại hội đồng Cổ đông Thường niên năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh.

IMF kỳ vọng kinh tế Châu Á sẽ tăng trưởng 4,5%
IMF kỳ vọng kinh tế Châu Á sẽ tăng trưởng 4,5%

Hôm thứ Ba, ngày 30/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng Châu Á vào năm 2024, với lạm phát giảm nhanh và tăng trưởng kiên cường sẽ giúp khu vực đạt được "hạ cánh mềm" ngay cả khi tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ chậm lại trong hai năm tới.

Thu hồi lô dung dịch uống Calcium-Nic extra vi phạm chất lượng
Thu hồi lô dung dịch uống Calcium-Nic extra vi phạm chất lượng

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa thông báo thu hồi trên toàn quốc lô dung dịch uống Calcium-Nic extra, do Công ty TNHH Dược phẩm USA - NIC sản xuất, do vi phạm chất lượng mức độ 2.

Bộ đội biên phòng Quảng Ninh: Bắt quả tang đối tượng buôn bán 41g heroin
Bộ đội biên phòng Quảng Ninh: Bắt quả tang đối tượng buôn bán 41g heroin

Hồi 7h05p, ngày 28/4/2024, tại khu vực đối diện Bến xe Bãi Cháy, thuộc tổ 1, khu 1, phường Hùng Thắng, TP Hạ Long, Đội đặc nhiệm phòng chống ma tuý và tội phạm (Phòng phòng chống ma túy và tội phạm - Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh) phối hợp với đồn BPCK cảng Hòn Gai phát hiện, bắt giữ Lò Văn Tiêng (SN 1994, trú tại Bản Pi, Xã Xuân Lao, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên) có hành vi nghi mua bán trái phép chất ma túy.

Chủ quyền Tổ quốc nhìn từ biển
Chủ quyền Tổ quốc nhìn từ biển

Xuyên suốt chiều dài lịch sử của đất nước, chủ quyền không thể tranh cãi đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã phải đánh đổi bằng máu xương của bao thế hệ, viết nên bản hùng ca bất tử về công cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Châu Âu vẫn đam mê khí đốt của Nga
Châu Âu vẫn đam mê khí đốt của Nga

Mặc dù Liên minh Châu Âu (EU) đã giảm mua khí đốt Nga nhưng một lượng đáng kể vẫn đang chảy vào khối.