Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Người tiêu dùng lo lắng về mì ăn liền có chứa những thành phần gây hại sức khỏe

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, để phù hợp với cuộc sống "hối hả" của con người thực phẩm nói chung được sản xuất một cách tiện lợi, nhanh chóng đặc biệt là mì ăn liền. Nhưng bên cạnh sự tiện lợi mà nó mang lại thì sản phẩm này vẫn còn chứa những thành phần gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Quy định hàm lượng EO trong thực phẩm tại châu Âu

Vừa qua, theo thông tin từ website của FSAI đăng tải vào ngày 20/8, một số lô mì Hảo Hảo và miến Good thuộc Công ty Acecook Việt Nam sản xuất có chứa chất ethylene oxide (EO). Theo đó, EO được xác định trong 3 lô sản phẩm mì, miến ăn liền khác nhau từ Việt Nam và Trung Quốc - thuộc danh mục chất không được phép sử dụng trong thực phẩm bán ở thị trường Liên minh châu Âu (EU) mà Ireland là thành viên.

2 sản phẩm của Công ty Acecook vừa bị thu hồi tại châu Âu
2 sản phẩm của Công ty Acecook vừa bị thu hồi tại châu Âu.

Liều lượng EO có trong 2 sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam lần lượt là mì ăn liền Hảo Hảo tôm chua cay (loại 77g), hạn sử dụng 24/9/2022 và miến ăn liền Good (loại 56g), hạn sử dụng 10/11/2022. Như vậy, ngoài 2 lô sản phẩm được phát hiện và thu hồi thì tất cả các lô sản phẩm khác vẫn sẽ được bày bán bình thường tại các thị trường này.

Theo tìm hiểu, EO là một hợp chất hữu cơ thường được tìm thấy ở dạng khí không màu và rất dễ cháy. Loại chất này thường được sử dụng chủ yếu làm hoá chất trung gian trong sản xuất ethylene glycol (chất chống đông), hàng dệt, chất tẩy rửa, bọt polyurethane, dung môi, thuốc, chất kết dính, nguyên liệu cho sản xuất nhựa Polyethylene terephthalate (PET) và các sản phẩm khác.

Đồng thời, EO còn được sử dụng làm sản phẩm khử trùng, hun trùng có hiệu quả cao, được phép sử dụng ở nhiều quốc gia cho mục đích kiểm soát côn trùng trong một số sản phẩm nông sản, khử vi khuẩn, nấm mốc, các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật và các nguyên liệu gia vị (đặc biệt cho gia vị và các loại thảo mộc như ớt bột, tiêu và quế... trước yêu cầu luôn cần kiểm tra thường xuyên một số vi khuẩn gây bệnh trong thực phẩm như vi khuẩn Salmonella).

Ở các nước châu Âu, EO được xếp loại là một sản phẩm thuốc trừ sâu bị cấm. Việc sử dụng EO để khử trùng thực phẩm là không được phép. Bên cạnh đó, vẫn có một số nước ngoài EU chấp thuận cho phép quy định về hàm lượng sử dụng.

Ví dụ tại Mỹ, nước này quy định ngưỡng EO có trong rau khô, hạt khô và hạt có dầu là 7mg/kg, riêng hạt óc chó là 50mg/kg. Tại Canada ngưỡng này cũng là 7mg/kg đối với gia vị và rau sấy. Ở một số nước châu Âu khác lại quy định tỷ lệ EO trong một số loại gia vị và nguyên liệu khô là 0,02-0,1mg/kg. Ngược lại, tại các nước châu Á như: Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, thì hàm lượng EO không được quy định.

Qua những phân tích trên, có thể thấy chất EO vẫn có thể được phép xuất hiện trong thực phẩm và do có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe người sử dụng nên mỗi quốc gia đặt ra hàm lượng cụ thể. Ngưỡng này được xác định dựa trên căn cứ là tác động của EO đến sức khỏe người tiêu dùng và sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như: Điều kiện thời tiết, môi trường, nấm, mốc, virus, vi khuẩn gây hại cho sức khỏe con người nếu không sử dụng EO. Chẳng hạn như tại Việt Nam hay các nước Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới gió mùa, ấm ẩm dễ sinh nấm mốc, vi khuẩn nên EO không được đưa vào danh mục chất cấm. Trái lại tại các nước châu Âu thì lại có quy định khác.

Châu Âu được biết là một thị trường với các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cực kỳ khắt khe và có nhiều rào cản kỹ thuật. Chính vì vậy, không chỉ sản phẩm mì tôm xuất khẩu từ Việt Nam, mà còn có sản phẩm mì từ Trung Quốc, Hàn Quốc hay các sản phẩm từ nông sản khác của các quốc gia thậm chí châu Âu (Bỉ, Pháp) và thậm chí từ Úc… cũng sẽ nhận được cảnh báo này trên các trang cảnh báo của châu Âu (RASFF, FSAI - Ireland...), thậm chí EO còn bị phát hiện cảnh báo trên các sản phẩm organic từ Pháp, UK có tiêu chuẩn khắt khe với an toàn thực phẩm. 

Mức độ độc hại có trong sản phẩm Acecook

Ngay sau khi nhận được thông tin các lô mì tôm của doanh nghiệp Việt Nam bị nước ngoài cảnh báo vì chứa chất cấm, Bộ Công Thương đã khẩn trương xác minh và yêu cầu công ty Acecook cung cấp thông tin, nêu sự khác nhau giữa sản phẩm phục vụ thị trường trong nước và sản phẩm xuất khẩu, nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam. 

Trước sự việc trên, phía Acecook khẳng định: “Hai sản phẩm nói trên là sản phẩm xuất khẩu, dành riêng cho thị trường châu Âu, không phải sản phẩm nội địa. Chúng tôi xin cam kết tất cả các sản phẩm đang lưu hành tại thị trường Việt Nam đều tuân thủ quy định và pháp luật Việt Nam, đảm bảo an toàn đối với sức khỏe của người tiêu dùng”. Nhưng những thông tin mà công ty này đưa ra chưa thực sự đảm bảo lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm. 

Theo phân tích của các chuyên gia, nếu mì tôm chứa EO thì nguyên nhân có thể nằm ở nguyên liệu. Nguyên liệu khác nhau thì hàm lượng EO trong thực phẩm cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn, theo cảnh báo của Ireland, các sản phẩm bị kể tên có hàm lượng EO là 0,066mg/kg, thì dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe từ mì tôm, 1 người phải ăn tối thiểu 2 ngày 1 gói mì tôm trong suốt cả cuộc đời. Do đó, xác suất để mắc bệnh từ nguyên nhân này là 1/100.000 người. Bên cạnh đó, nếu nấu chín mì tôm theo hướng dẫn từ nhà sản xuất thì hàm lượng EO sẽ bay hơi 90%, chỉ còn 10%, tức là để mắc bệnh từ nguyên nhân này, người dùng phải sử dụng lượng mì tôm lớn hơn nhiều và cũng kéo dài liên tục suốt cả cuộc đời.

Theo quy định của Hội đồng chung châu Âu Eroupean Comisssion EU 2015/868 và theo cảnh báo của Ireland về ETO không khẳng định đây là chất gây ung thư và cũng không đưa ra con số cụ thể về thông số độc tính của chất này với mục đích sử dung như trên mà theo cảnh báo của Ireland (FSAI) đã khẳng định “mặc dù việc tiêu thụ sản phẩm có nhiễm chất này sẽ không gây rủi ro độc tính cấp (acute risk) cho sức khỏe người tiêu dùng nhưng nó sẽ gia tăng rủi ro này nếu tiếp tục sử dụng trong một thời gian dài với hàm lượng vượt mức cho phép".

Người tiêu dùng cũng không được chủ quan trong quá trình lựa chọn sản phẩm chứa thành phẩn độc hại để tránh những hệ lụy xấu cho sức khỏe. Đồng thời, quy định về hàm lượng các chất cấm, chất bị hạn chế cần được cơ quan quản lý đưa ra một cách cụ thể qua việc nghiên cứu để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng.

Huyền Cao

Bài liên quan

Tin mới

Lợi nhuận hợp nhất 4 tháng của Viglacera đạt 31% kế hoạch năm
Lợi nhuận hợp nhất 4 tháng của Viglacera đạt 31% kế hoạch năm

Trong tháng 4, lợi nhuận hợp nhất của Tổng công ty Viglacera đạt 29,2 tỷ đồng. Cộng lũy kế 4 tháng đầu năm ước lãi đạt 31% kế hoạch năm, tăng khoảng 143,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023.

Quảng Ninh: Xây dựng bệnh viện không giấy tờ
Quảng Ninh: Xây dựng bệnh viện không giấy tờ

Để tạo thuận lợi nhất cho người dân cũng như đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong ngành Y tế, từ nhiều năm nay, các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh luôn nỗ lực triển khai mô hình bệnh viện không giấy tờ.

Mỹ cân nhắc nâng Việt Nam lên nền kinh tế thị trường
Mỹ cân nhắc nâng Việt Nam lên nền kinh tế thị trường

Bộ Thương mại Mỹ sẽ tổ chức điều trần để quyết định việc có công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường hay không.

Công ty Thành Thành Công Lâm Đồng đứng đầu danh sách nợ thuế tại địa phương
Công ty Thành Thành Công Lâm Đồng đứng đầu danh sách nợ thuế tại địa phương

Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng công khai danh sách 123 người nộp thuế nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước, với tổng số tiền nợ thuế là hơn 166 tỷ đồng.

Đà Nẵng - “hình mẫu lý tưởng” của những thành phố trẻ, năng động, đáng sống
Đà Nẵng - “hình mẫu lý tưởng” của những thành phố trẻ, năng động, đáng sống

Năm 2014, Đà Nẵng công bố slogan chính thức “Fantasticity!”, lan tỏa đến cả thế giới thông điệp về một thành phố tuyệt vời. Và có lẽ “tuyệt vời” cũng là một trong những mỹ từ phù hợp nhất để mô tả về Đà Nẵng, dù là trên khía cạnh nào: du lịch trải nghiệm, an cư hay đầu tư.

Công tác xúc tiến đầu tư: Tạo đòn bẩy đưa Thái Bình phát triển
Công tác xúc tiến đầu tư: Tạo đòn bẩy đưa Thái Bình phát triển

Xác định công tác xúc tiến đầu tư có ý nghĩa quan trọng tạo đòn bẩy đưa Thái Bình trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp, từ đó tạo bước phát triển đột phá vươn lên, thúc đẩy sự phát triển của tỉnh.