Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tăng cường bình ổn thị trường cuối năm

Để đảm bảo nguồn hàng hóa cung cầu trên thị trường dịp Tết Nguyên đán 2017, cùng với việc sản xuất, dự trữ của các nhà sản xuất, DN, một lượng lớn hàng hóa bình ổn sẽ tham gia công tác phục vụ Tết, qua đó giúp thị trường ít biến động về giá cả và lượng.

THCL Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đang có những diễn biến phức tạp, với sự gia tăng các tháng gần đây, tiềm ẩn nguy cơ gây áp lực tăng giá dịp cuối năm. Để đảm bảo nguồn hàng hóa cung cầu trên thị trường dịp Tết Nguyên đán 2017, cùng với việc sản xuất, dự trữ của các nhà sản xuất, DN, một lượng lớn hàng hóa bình ổn sẽ tham gia công tác phục vụ Tết, qua đó giúp thị trường ít biến động về giá cả và lượng.

Không để thiếu hàng, sốt giá

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2016, Chính phủ yêu cầu, Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước và thế giới; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu; thực hiện các giải pháp bảo đảm hàng hóa thiết yếu, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; phối hợp với các địa phương đẩy mạnh triển khai chương trình bình ổn giá.

Tăng cường bình ổn thị trường cuối năm - Hình 1

Các DN tham gia chương trình bình ổn giá đang tập trung khai thác, dự trữ nhóm hàng thiết yếu

Theo dự báo, nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ tăng 25-30% trong thời điểm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2017. Do đó, việc dự trữ hàng hóa được các ngành và DN chú trọng.

Đặc biệt, các DN tham gia chương trình bình ổn giá đang tập trung khai thác, dự trữ các nhóm hàng thiết yếu: Gạo nếp, gạo tẻ, thịt gia súc, gia cầm, trứng, thủy hải sản, rau xanh, trái cây, bánh kẹo, bia, rượu, nước ngọt, dầu ăn…

Đại diện các siêu thị: Metro, BigC, Co.op Mart, Fivimart, Hapro, … cũng cam kết dự trữ hàng phục vụ Tết tăng khoảng 10-15% so với các tháng trong năm. Riêng đối với các làng nghề, tập trung sản xuất các nhóm hàng phục vụ Tết Nguyên đán với sản lượng dự kiến: 150.000 sản phẩm quần áo, 2.400 tấn bánh kẹo, hơn 100 tấn giò chả, 500 tấn miến, 150 tấn đỗ xanh, 300 tấn chè khô…

Theo kế hoạch “Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn TP Hà Nội năm 2016”, số lượng hàng hóa dự kiến huy động từ DN để thực hiện chương trình bình ổn thị trường bằng khoảng 35% nhu cầu tiêu thụ trong một tháng.

Đại diện hệ thống Co.opmart cho biết, Co.opmart đã chuẩn bị một lượng lớn hàng bình ổn giá. Ngoài ra, hệ thống siêu thị Co.opmart còn bổ sung nhiều mặt hàng thường có sức mua cao trong dịp Tết để dự trữ và có thể giảm giá 10-20% những mặt hàng này.

Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) thông tin, ngoài hàng hóa do các đơn vị thành viên trực tiếp sản xuất như: Thịt gia súc, gia cầm, thực phẩm đóng hộp, giò, chả, bánh chưng, rượu... Hapro sẽ khai thác hàng hóa từ các nhà cung cấp có uy tín, bảo đảm nguồn hàng phong phú, nguồn gốc rõ ràng, niêm yết giá đầy đủ. Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ cung ứng dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2017 sẽ tăng 5% so với năm ngoái.

Bảo đảm bình đẳng thị trường

Tổng Công ty Thương mại Hà Nội cho biết, để đảm bảo nguồn hàng phục vụ Tết Nguyên đán, DN đã tăng cường liên kết với các tỉnh Thái Bình, Quảng Ninh và các tỉnh miền Tây để khai thác nguồn hàng, đặc biệt là lương thực, thực phẩm tươi sống. Tại tỉnh Thái Bình, Hapro đã ký nhiều hợp đồng cung ứng thịt gia súc, gạo… Đối với những mặt hàng có khả năng tăng giá trong những tháng cuối năm như thịt lợn, Hapro đã ứng trước một phần kinh phí với các chủ chăn nuôi.

Tại Hà Nội, để bảo đảm sự bình đẳng trên thị trường, năm nay thành phố quyết định không hỗ trợ DN từ nguồn Quỹ Dự trữ tài chính địa phương. Thay vào đó, thành phố sẽ tổ chức kết nối tiêu thụ sản phẩm giữa các DN cung ứng hàng trên địa bàn TP Hà Nội với DN sản xuất, chế biến ở các tỉnh, thành phố trên cả nước; đồng thời hỗ trợ DN kết nối với ngân hàng, tạo điều kiện cho DN lưu thông, tiêu thụ hàng hóa thuận lợi nhất, khuyến khích đưa hàng về bán tại vùng sâu, vùng xa, khu công nghiệp.

Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đã có khoảng 14.428 tỷ đồng được các ngân hàng thương mại cam kết cho DN cung ứng hàng bình ổn giá vay theo chương trình kết nối ngân hàng-DN của thành phố; trong đó, số vốn đã giải ngân là 1.495 tỷ đồng. Từ nay đến cuối năm, chương trình kết nối ngân hàng-DN dự kiến dành nguồn vốn 150.000 tỷ đồng để hỗ trợ các DN sản xuất, kinh doanh, bình ổn thị trường trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.

Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, quyết định không hỗ trợ vốn từ quỹ của thành phố sẽ góp phần xóa bỏ cơ chế bao cấp “xin-cho”, tạo sự bình đẳng giữa đơn vị tham gia bình ổn và đơn vị không tham gia. Đồng thời, còn tránh được khả năng DN được hỗ trợ vốn chương trình bình ổn giá nhưng sử dụng vào mục đích khác mà cơ quan chức năng không kiểm soát được.

Để đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán, ngoài 600 điểm bán hàng bình ổn giá, các DN thương mại trên địa bàn Hà Nội còn tổ chức 1.600 điểm bán hàng tại các đại lý, cửa hàng, các bếp ăn trong khu công nghiệp, trường học, công ty, đảm bảo giá bán ổn định theo giá đã được Sở Tài chính chấp thuận.

Ngoài ra, ngành công thương thành phố Hà Nội sẽ tổ chức 200 chuyến bán hàng lưu động và 7 trung tâm bán hàng phục vụ nhân dân các vùng ngoại thành, các xã miền núi.

Những tháng cuối năm tình hình thị trường dự báo tiềm ẩn nhiều biến động, nhất là dịp Tết Nguyên đán. Do đó, công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực công thương cần tiếp tục được triển khai đồng bộ; đặc biệt chú ý đến các giải pháp bình ổn thị trường, quyết liệt chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm và gian lận thương mại, đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách.

Để hàng hóa bình ổn giá đến được với người thu nhập thấp, ngoài việc tổ chức thông tin rộng rãi, sở Công thương các tỉnh cùng các ngành địa phương tăng cường rà soát, mở rộng mạng lưới điểm bán hàng bình ổn bằng nhiều hình thức: Tuần hàng Việt, Phiên chợ Việt, khuyến mại, hội chợ; đẩy mạnh hoạt động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” về nông thôn, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, miền núi.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng
Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng Tư và triển khai nhiệm vụ công tác tháng Năm năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Nghiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Phòng chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc.

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.

Bắc Giang: Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động sau giờ tan ca
Bắc Giang: Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động sau giờ tan ca

Cùng với phát động thi đua lao động, sản xuất, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh quan tâm tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ, thể thao ý nghĩa, tạo sân chơi lành mạnh giúp người lao động (NLĐ), rèn luyện sức khỏe, giảm áp lực khi tan ca, gắn kết cùng nhau.

Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần
Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần

Dù doanh thu của CTCP Helio Energy (mã HIO) chỉ tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng mạnh, chủ yếu do chi phí lãi vay giảm.

Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Theo quy hoạch, đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 5.267,25ha. Đến nay, đã có 45 CCN được thành lập (có nhà đầu tư hạ tầng) với tổng diện tích hơn 1.633ha. Đầu năm 2024, những tín hiệu tích cực đã đến với một số CCN trên địa bàn, kỳ vọng cải thiện dần sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng CCN, tạo thuận lợi để các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất phát triển sản xuất, kinh doanh.