Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tăng lãi suất huy động: “Nước cờ” của các NH nhỏ

Quý I/2017, thị trường tài chính ghi nhận cuộc đua lãi suất huy động vốn của các NH trung và nhỏ, thêm vào đó là những động thái tăng vốn ồ ạt của một số NHTM…

Tăng lãi suất huy động: “Nước cờ” của các NH nhỏ - Hình 1

 Trong quý I, thị trường ghi nhận mức lãi suất huy động kỳ hạn dài từ 8,2% cho đến trên dưới 9%/năm (Ảnh minh họa)

NH ồ ạt tăng vốn

NHNN vừa chấp thuận cho NH TMCP VN Thịnh vượng (VPBank) tăng vốn điều lệ từ 9.181 tỷ đồng lên 10.765 tỷ đồng để phục vụ hoạt động kinh doanh, đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định.

Các cổ đông NH TMCP Bưu điện Liên Việt cũng vừa thông qua tờ trình tăng vốn điều lệ thêm 540 tỷ đồng bằng hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu mới, vốn điều lệ tăng lên 7.000 tỷ đồng.

NH TMCP Á Châu (ACB) đang xin ý kiến cổ đông thông qua việc tăng vốn điều lệ từ 10.273 tỷ đồng lên 11.259 tỷ đồng. NH TMCP Kỹ thương (Techcombank) tăng vốn điều lệ thêm 5.000 tỷ đồng cho cổ đông hiện hữu, từ 8.878 tỷ đồng lên 13.878 tỷ đồng…

Theo các NH, việc tăng vốn là điều cần thiết khi các quy định đều gắn các tỷ lệ giới hạn với vốn chủ sở hữu/vốn điều lệ, NH tăng vốn điều lệ sẽ giúp tăng các giới hạn liên quan tới cấp tín dụng. Đồng thời, NH có thêm nguồn vốn đầu tư các giải pháp và hệ thống như công nghệ thông tin, cơ sở vật chất, hệ thống quản trị rủi ro.

Trong quý I, thị trường ghi nhận mức lãi suất huy động kỳ hạn dài từ 8,2% cho đến trên dưới 9%/năm cao nhất trong vòng vài năm trở lại đây. Tại các kỳ hạn ngắn, lãi suất huy động được một số NH tăng thêm từ 0,1 - 0,5%.

Điểm lại có thể thấy, dấu hiệu “bùng” cuộc đua bắt đầu từ sản phẩm phát hành chứng chỉ tiền gửi (CCTG) “siêu” lãi suất 8,88% và 8,48% cho kỳ hạn 7 năm và 5 năm của Sacombank. Kế tiếp, LienVietPostBank phát hành CCTG trung hạn (18 tháng, 24 tháng, 36 tháng và 60 tháng) với yêu cầu khách hàng mua chứng chỉ với mệnh giá từ 1 triệu đồng và bội số của 100.000 đồng với mức lãi suất lên đến 8,8%/năm. Còn Vpbank trở thành NH công bố LSHĐ cao nhất với kỳ hạn 5 năm lên đến 9,2%/năm.

Mang tính mùa vụ…

Nhận định về động thái trên, theo Công ty CK Bảo Việt (BVSC), lãi suất huy động tăng, nhưng chưa đáng lo ngại bởi lãi suất tăng chủ yếu tập trung ở nhóm NH có quy mô nhỏ và vừa, không có sự xuất hiện của NHTM quốc doanh, nơi chiếm thị phần lớn trên thị trường.

“Ngay cả đối với các NH thuộc top trung, mặc dù có thể chưa chịu sức ép về thanh khoản, nhưng nếu vẫn muốn phát triển mạnh tín dụng thì phải lựa chọn một trong 2 cách: Tăng lãi suất các kỳ hạn dài để thu hút thêm vốn trung và dài hạn; điều chỉnh lãi suất các kỳ hạn ngắn để tăng giá trị tuyệt đối cho tổng nguồn vốn ngắn hạn. Cả 2 cách này đều gây ra áp lực tăng lãi suất huy động, hoặc ở kỳ hạn ngắn hoặc ở kỳ hạn dài”, BVSC đánh giá.

UB Giám sát tài chính quốc gia (NFSC) nhận định, hiện tượng trên, chủ yếu mang tính cục bộ, tính mùa vụ (tương tự quý I/2016).

NFSC cho rằng, thanh khoản của toàn hệ thống, mặc dù kém dồi dào hơn do tăng trưởng tín dụng nhanh hơn huy động, song thanh khoản của hệ thống vẫn ở mức an toàn: Ước tính đến hết quý I, tín dụng tăng khoảng 3,2% (cùng kỳ 2016 là 3,04%), mức tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây và cao hơn tốc độ tăng của huy động vốn (khoảng 3%).

Do đó, chỉ số LDR (tín dụng/huy động) toàn hệ thống quý I vẫn ở mức khoảng 87% (tương đương cùng kỳ 2016).

Trong khi đó, thanh khoản hệ thống luôn có sự phân hóa giữa các nhóm NH TMCP nhỏ và nhóm NH TMCP lớn, vì thế diễn ra hiện tượng một số NH cạnh tranh thu hút vốn bằng nâng lãi suất huy động (chênh lệch lãi suất huy động giữa 2 nhóm NH này hiện khoảng 0,5%)…

Tính đến cuối tháng 3, tín dụng trung và dài hạn chiếm 55,2% tổng tín dụng và tăng khoảng 2,75%. Thống kê một số NH tăng lãi suất trong quý I cho thấy tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn bình quân khoảng 45,35%, cao hơn mức trần quy định 40% - sẽ được áp dụng vào năm tới.

Động thái này cũng xuất phát từ kỳ vọng về lạm phát và tỷ giá gia tăng, khi Fed dự kiến tăng lãi suất ít nhất 3 lần trong năm và giá hàng hóa cơ bản dự báo tăng trở lại, các NH nhỏ chủ động huy động nguồn trung và dài hạn giá rẻ để chuẩn bị cho kế hoạch tăng trưởng cho cả năm 2017.

Khánh Yên

Bài liên quan

Tin mới

Hé lộ chuỗi tiện ích sang - xịn sắp ra mắt tại khu Đông Hà Nội, nối dài thêm “kỳ tích sông Hồng”  
Hé lộ chuỗi tiện ích sang - xịn sắp ra mắt tại khu Đông Hà Nội, nối dài thêm “kỳ tích sông Hồng”  

Phía Đông Hà Nội đang “lột xác” ngoạn mục khi liên tục được bổ sung thêm những siêu tiện ích sang - xịn đẳng cấp quốc tế, giúp mang tới diện mạo khang trang, hiện đại cho Ocean City và củng cố vị thế của nơi đáng sống bậc nhất hành tinh.

BIDGROUP bị Chi cục Thuế Khu vực thành phố Thái Bình cưỡng chế thuế hơn 561 tỷ đồng
BIDGROUP bị Chi cục Thuế Khu vực thành phố Thái Bình cưỡng chế thuế hơn 561 tỷ đồng

Chi cục Thuế Khu vực thành phố Thái Bình - Vũ Thư đã ban hành Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản đối với Công ty cổ phần BIDGROUP, tổng số tiền cưỡng chế là 561,5 tỷ đồng.

Dự báo, từ quý III, giá xuất khẩu cá tra tăng thêm 10%
Dự báo, từ quý III, giá xuất khẩu cá tra tăng thêm 10%

VASEP khuyến cáo, doanh nghiệp nên cân nhắc giá xuất khẩu hợp lý và điều chỉnh tăng dần từ 5-10% từ nay cho đến quý III và quý IV.

20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024, thí sinh cần lưu ý những gì?
20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024, thí sinh cần lưu ý những gì?

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố danh mục 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024. Đồng thời, có một số lưu ý với thí sinh và cơ sở đào tạo.

Nhiều công trình ở Nha Trang xây vượt tầng so với giấy phép, tự ý chuyển đổi công năng
Nhiều công trình ở Nha Trang xây vượt tầng so với giấy phép, tự ý chuyển đổi công năng

Loạt công trình ở Nha Trang , tỉnh Khánh Hòa xây vượt nhiều tầng so với giấy phép xây dựng, tự ý chuyển đổi công năng từ nhà ở sang kinh doanh.

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đặt mục tiêu đến năm 2050 đi đầu cả nước về kinh tế biển
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đặt mục tiêu đến năm 2050 đi đầu cả nước về kinh tế biển

Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu đến năm 2050 là vùng phát triển nhanh, bền vững, đi đầu cả nước về kinh tế biển.