Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tăng lương cơ sở từ 1/7: Công chức vẫn chưa thể 'sống' được bằng đồng lương?

Từ ngày 1/7, lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang chính thức tăng từ mức 1.300.000 đồng lên 1.390.000 đồng/tháng. Với mức tăng 90.000 đồng/tháng, nhiều cán bộ, công chức vẫn than phiền số tiền tăng lên ít ỏi và đồng lương nhận được mỗi tháng chưa đủ để trang trải cuộc sống.

Tăng lương cơ sở từ 1/7: Công chức vẫn chưa thể 'sống' được bằng đồng lương? - Hình 1

(Ảnh minh họa)

Các chuyên gia cho rằng, tăng lương cơ sở chỉ là bước đệm chuẩn bị cho đề án cải cách chính sách tiền lương vừa được Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII thông qua.

Việc tăng lương cơ sở cũng góp phần tăng một phần thu nhập cho mỗi cán bộ, công chức và viên chức. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng mức tăng lương cơ sở này vẫn chưa đủ chi phí sinh hoạt trong gia đình. Chị Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Giáo viên Trường THCS Huy Văn (quận Đống Đa) than phiền: “Lương của tôi hệ số 2,41, việc tăng lương cơ sở thì một tháng tôi có thu nhập tăng thêm khoảng 200.000 đồng. Tuy nhiên, so với mức sống giữa thủ đô thì 200.000 đồng cũng không “thấm” vào đâu”.

“Gia đình tôi có hai con nhỏ, với đồng lương 4 triệu đồng/tháng như hiện nay thì dù tằn tiện lắm cũng không đủ chi tiêu. Trang trải cuộc sống chủ yếu trông chờ vào thu nhập của chồng tôi. Tăng lương chưa thấy mà tôi đã lo lắng khi giá cả thực phẩm, xăng dầu thấy tăng theo. Không biết các chỗ khác thế nào, mấy hôm nay đi chợ tại chợ dân sinh Hoàng Cầu đã thấy giá cả leo thang rồi. Giá rau cỏ hoặc thịt lợn cũng phải tăng lên vài giá, hỏi các tiểu thương thì họ trao đổi do giá xăng tăng nên thực phẩm cũng phải tăng theo” - chị Nhàn cho biết thêm.

Nắm bắt được thông tin từ ngày 1/7 mức lương cơ sở được tăng lên, nhưng nhiều người vẫn tỏ ra thờ ờ vì lương tăng không đáng là bao và chưa thể góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Trung úy Trần Ngọc Quỳnh - Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy số 2 (Giảng Võ) - cho biết: “Hệ số lương của tôi là 4,6, tổng thu nhập mỗi tháng rơi vào khoảng 8 triệu đồng. Gia đình có một con nhỏ, thì với đồng lương hiện tại phải cân đối chi tiêu rất kỹ nếu không sẽ bị thiếu hụt”.

Trao đổi về việc lương chưa tăng mà giá đã lên, bà Phạm Nguyên Cường - nguyên Vụ phó Vụ Bình đẳng giới - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - cho rằng, những lần tăng lương cơ sở trước đây xuất hiện tình trạng giá cả tăng theo lương. Như vậy, việc tăng lương không thể góp phần cải thiện cuộc sống nhiều cho cán bộ, công chức. Ở đây, việc quản lý giữa thị trường bình thường vấn đề tăng lương là chưa ăn nhịp với nhau. Vì vậy, cần duy trì hình thức bán hàng bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu, tránh việc “té nước theo mưa”.

Nhiều công chức cho rằng, việc tăng lương cơ sở thể hiện sự quan tâm đối với đời sống của người lao động. Tuy nhiên, mức tăng lương cơ sở này vẫn khó có thể khiến cán bộ, công chức cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, họ trông chờ vào những đột phá trong chính sách cải cách tiền lương, để sống được với đồng lương của mình.

TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - nhận định: “Tăng lương cơ sở từ ngày 1/7 như trên là một nỗ lực chứng tỏ sự quan tâm của Nhà nước đối với lực lượng lao động. Việc tăng lương là điều cần thiết vì mức lương khu vực công hiện nay đang thấp”.

Nếu giữ nguyên biên chế như hiện nay và tiến hành tăng lương thì ngân sách chắc chắn không thể đáp ứng nổi. Nhưng nếu in tiền ra để trang trải tiền lương sẽ dẫn đến lạm phát, đây là điều không thể thực hiện. Do đó cần cải cách bộ máy, giảm bớt hẳn 30-40% số công chức đang được hưởng lương. Như vậy, mới bảo đảm công chức mức lương cao hơn- TS Lê Đăng Doanh khẳng định.

Bên cạnh việc cải cách chính sách tiền lương, theo các chuyên gia kinh tế phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, giữ lạm phát không quá cao thì mới cải thiện được tiền lương trong khu vực Nhà nước.

Nhận định về mức lương cơ sở tăng 1.390.000 đồng áp dụng từ 1/7, ông Phạm Minh Huân - nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH - cho rằng, việc tăng lương cơ sở lên 90.000 đồng/tháng căn cứ vào khả năng ngân sách hiện nay. Dù mức tăng trên vẫn chưa cải thiện được cuộc sống của người cán bộ, công chức.

“Khu vực công là khu vực còn nhiều bất cập nhất, cơ chế trả lương còn chưa được đổi mới. Để cải cách lương cho cán bộ, công chức cần thay đổi cần phải sắp xếp lại bộ máy, tinh giảm biên chế, đánh giá cán bộ công chức, tăng nguồn, tăng ngân sách... Điều này đáp ứng được đúng vấn đề mong mỏi của quần chúng nhân” - ông Huân nhấn mạnh.

Ông Phạm Minh Huân cho rằng, cán bộ, công chức, viên chức muốn sống bằng lương thì phải tăng dần. Việc tăng lương cơ sở là bước chuẩn bị cho đề án cải cách chính sách tiền lương. Theo đề án, đối với khu vực công, chế độ tiền lương mới sẽ thực hiện từ năm 2021 gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập.

Bảo Ngọc T/h

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt hành chính 9 cơ sở y tế tư nhân tại Hà Tĩnh
Xử phạt hành chính 9 cơ sở y tế tư nhân tại Hà Tĩnh

Sở Y tế Hà Tĩnh vừa công bố kết luận kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, và cung cấp dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh.

Bắt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì liên quan đến Nguyễn Văn Hậu
Bắt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì liên quan đến Nguyễn Văn Hậu

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc để điều tra hành vi nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu.

Bắt khẩn cấp 3 đối tượng trong đường dây đánh bạc qua mạng lên đến 50 tỷ đồng
Bắt khẩn cấp 3 đối tượng trong đường dây đánh bạc qua mạng lên đến 50 tỷ đồng

Ba đối tượng ở Đà Nẵng móc nối hình thành đường dây tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng bằng hình thức cá cược thể thao. Đến thời điểm bị bắt, các đối tượng đã giao dịch số tiền khoảng 50 tỷ đồng.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị: Phá đường dây tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị: Phá đường dây tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép

Ngày 23/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa triệt phá đường dây tổ chức đưa người khác xuất cảnh trái phép sang Lào.

Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới
Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới

Hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm của TP.HCM đang và sắp triển khai trong giai đoạn 2024-2025 đều đi qua khu Đông. Điều này không chỉ mở toang kết nối, thúc đấy kinh tế phát triển mạnh mẽ mà còn thổi bùng làn sóng an cư và tăng giá bất động sản.

Hải Phòng tổ chức giám sát thực hiện các quy định, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp Tràng Duệ
Hải Phòng tổ chức giám sát thực hiện các quy định, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp Tràng Duệ

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Chuyên đề của HĐND TP. Hải Phòng giám sát về việc thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố tại KCN Tràng Duệ (huyện An Dương). Đồng chí Bùi Đức Quang, Ủy viên Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND TP. Hải Phòng chủ trì buổi giám sát. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các Ban của HĐND thành phố và một số Sở, ngành liên quan.