Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tăng lương mà không điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh sẽ gây âu lo cho người lao động

Cho rằng mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá lạc hậu, nhiều người dân đang trong cảnh thắt lưng, buộc bụng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân, đại biểu Nguyễn Thị Thủy kiến nghị sớm sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn: Mức giảm trừ gia cảnh chưa phản ánh đúng thực tế cuộc sống
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn: Mức giảm trừ gia cảnh chưa phản ánh đúng thực tế cuộc sống

Mức giảm trừ gia cảnh quá lạc hậu, cần được Quốc hội xem xét sửa đổi sớm

Thể hiện sự đánh giá rất cao Chính phủ trong việc điều hành kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) quan tâm cho ý kiến về mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chưa phản ánh đúng với thực tế cuộc sống.

Đại biểu cho biết, theo quy định, mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng và đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Cử tri cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh nhất là mức giảm trừ đối với người phụ thuộc 4,4 triệu/tháng là quá lạc hậu, cần được Quốc hội xem xét sửa đổi sớm, mà không nên chờ đến hai năm nữa, nghĩa là đến năm 2026 mới được thông qua như đề xuất.

Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay đang gây thiệt thòi cho người nộp thuế

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy phân tích, mức giảm trừ đối với người phụ thuộc thực sự không còn phù hợp với thực tế hiện nay, nhất là ở những thành phố lớn, đang gây thiệt thòi cho người dân nộp thuế. 

Mức giảm trừ này đã được duy trì từ năm 2020, trong khi 5 năm qua, nhiều hàng hóa dịch vụ thiết yếu đều tăng, thậm chí có hàng hóa thiết yếu tăng nhanh hơn thu nhập. 

Theo số liệu thống kê, so với giá hàng hóa năm 2020, giá dịch vụ giáo dục tăng 17%, giá lương thực tăng 27%, đặc biệt giá xăng tăng tới 105%...

Thắt lưng buộc bụng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Nhiều cử tri chia sẻ, nếu như gia đình có con nhỏ, phải thuê người trông, riêng tiền lương trả cho người trông trẻ hiện nay không dưới 5 triệu đồng/tháng. Nếu gia đình có con đi học, chi phí học hành hiện nay chiếm phần lớn cơ cấu chi tiêu của các gia đình… 

Vì vậy, nếu phải chờ thêm 2 năm nữa mới được thông qua quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân sẽ khiến nhiều người dân trong cảnh thắt lưng, buộc bụng nhưng vẫn thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Đại biểu cũng phân tích về sự bất hợp lý trong rổ hàng hóa CPI. Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân, khi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20%, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.

Tại buổi họp báo thường kỳ, Bộ Tài chính cho biết, chưa điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, bởi biến động CPI chưa đến 20%, nhưng nhiều chuyên gia và cử tri cho rằng, Luật Thuế thu nhập cá nhân và các quy định hiện hành lấy tiêu chí biến động CPI trên 20%, tức là phải dựa trên rổ hàng hóa gồm 752 mặt hàng là bất hợp lý. 

Trong khi đó, các mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu của người dân chỉ có khoảng trên 20 mặt hàng, trong khi phải chờ tính mức trung bình của 752 mặt hàng sẽ rất lâu, thậm chí 6 đến 7 năm. 

Như vậy sẽ không phản ánh kịp thời những biến động trong chi tiêu của người dân và các hộ gia đình.

Không kịp thời điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh sẽ ảnh hưởng tới ý nghĩa của chính sách cải cách tiền lương

Theo đại biểu, quy định mức giảm trừ gia cảnh hiện nay cũng chưa phù hợp với điều kiện của một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp như ở nước ta. Phần lớn thu nhập của người dân sẽ dành cho hàng hóa dịch vụ thiết yếu (70%). 

Theo khảo sát của các chuyên gia của trường Đại học Kinh tế quốc dân cho thấy, đối với những quốc gia người dân có thu nhập cao, chi cho hàng hóa dịch vụ thiết yếu chỉ chiếm 30%-40%. 

Do đó, quy định về mức giảm trừ gia cảnh hiện nay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cho nhu cầu thiết yếu của người dân.

Hơn nữa, lương tăng nhưng mức giảm trừ gia cảnh không được điều chỉnh kịp thời, dự kiến từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện chính sách cải cách tiền lương, sẽ gây âu lo cho người lao động. Bởi lương tăng, thu nhập tính thuế sẽ tăng. 

Vì vậy, việc không điều chỉnh kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ý nghĩa của chính sách cải cách tiền lương.

Từ những vấn đề nêu trên, đại biểu Nguyễn Thị Thủy kiến nghị cơ quan chức năng sớm trình sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân vào cuối tháng 10/2024 và trình Quốc hội thông qua vào tháng 5/2025.

Theo Chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Việt Nam kêu gọi giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu bảo đảm sinh kế bền vững cho nhóm dễ bị tổn thương
Việt Nam kêu gọi giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu bảo đảm sinh kế bền vững cho nhóm dễ bị tổn thương

Đại sứ Mai Phan Dũng đề nghị Báo cáo viên đặc biệt làm rõ hơn hiệu quả lồng ghép sự liên kết giữa các lĩnh vực hoạt động vào những chính sách về biến đổi khí hậu và biện pháp nhân rộng các bài học tốt nhằm đảm bảo sự tham gia có ý nghĩa của nhóm dễ bị tổn thương trong các hoạt động về biến đổi khí hậu.

Sửa quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng
Sửa quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 12/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Tạm giữ 117 thùng rượu ngoại chưa chứng minh được nguồn gốc
Tạm giữ 117 thùng rượu ngoại chưa chứng minh được nguồn gốc

Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà vừa chủ trì, phối hợp với Công an huyện Diên Khánh khám phương tiện vận tải biển kiểm soát 43C-104.54, tạm giữ 117 thùng rượu các loại do nước ngoài sản xuất.

Đề xuất sửa quy trình xử lý hồ sơ đi học nước ngoài
Đề xuất sửa quy trình xử lý hồ sơ đi học nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 18/2022/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

EVNGENCO1: Vượt kế hoạch sản lượng điện sản xuất 6 tháng đầu năm 2024
EVNGENCO1: Vượt kế hoạch sản lượng điện sản xuất 6 tháng đầu năm 2024

Nửa đầu năm 2024, nhu cầu tiêu thụ điện liên tục tăng cao, trong đó phụ tải hệ thống điện tháng 6 tăng 11,17% so với cùng kỳ năm 2023. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện tăng, Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) đã thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện mùa khô 2024, nỗ lực vận hành các nhà máy đáp ứng nhu cầu huy động của hệ thống điện Quốc gia.

Có được xin cấp cả hai chứng chỉ hành nghề y và dược?
Có được xin cấp cả hai chứng chỉ hành nghề y và dược?

Năm 2017, bà Nguyễn Thị Huỳnh Như (Kiên Giang) có bằng dược sĩ trung cấp hệ vừa làm vừa học và chứng chỉ hành nghề y sĩ trung cấp. Năm 2022, bà tốt nghiệp bác sĩ đa khoa. Bà Như hỏi, giờ bà muốn làm giấy phép hành nghề dược và bác sĩ thì có được không?