Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở nhóm cao của khu vực và thế giới, quy mô nền kinh tế hiện khoảng 430 tỷ USD

Thu ngân sách Nhà nước vượt khoảng 8,12% dự toán trong khi đã miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 194 nghìn tỷ đồng; đồng thời tăng thu, tiết kiệm chi, đã trích lập được khoảng 560 nghìn tỷ đồng, bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương trong 03 năm 2024-2026.

Quy mô nền kinh tế hiện khoảng 430 tỷ USD

Theo báo cáo của Chính phủ tại Hội nghị Chính phủ và các địa phương ngày 05/01, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát, nợ công được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm.

Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở nhóm cao của khu vực và thế giới, quy mô nền kinh tế hiện khoảng 430 tỷ USD. Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

Tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước, cả năm tăng 5,05%, thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới, nâng quy mô nền kinh tế lên khoảng 430 tỷ USD.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tăng 3,25% (thấp hơn mục tiêu đề ra khoảng 4,5%). Thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm khoảng 2% so với cuối năm 2022.

Khu vực nông nghiệp là điểm sáng, tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế, năm 2023 tăng 3,83%, cao nhất trong 10 năm qua.

Khu vực dịch vụ tăng 6,82%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6%. Công nghiệp phục hồi nhanh qua từng quý, cả năm tăng 3,02%.

Thu ngân sách Nhà nước vượt khoảng 8,12% dự toán trong khi đã miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 194 nghìn tỷ đồng; đồng thời tăng thu, tiết kiệm chi, đã trích lập được khoảng 560 nghìn tỷ đồng, bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương trong 03 năm 2024-2026.

Bội chi ngân sách Nhà nước, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách Nhà nước thấp hơn nhiều giới hạn và ngưỡng cảnh báo.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm đạt 683 tỷ USD; xuất siêu khoảng 28 tỷ USD (nhiều nhất từ trước đến nay), góp phần tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm (xuất khẩu 8,34 triệu tấn gạo với giá trị 4,78 tỷ USD, tăng 38,4%, cao nhất từ trước đến nay); cơ bản bảo đảm cung cầu lao động.

Nhiều tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế nước ta. Fitch Ratings nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn lên mức BB+ (từ mức BB), với triển vọng "Ổn định", Châu Á - Thái Bình Dương chỉ có 02 trong 62 nước được nâng hạng; giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 431 tỷ USD, tăng 1 bậc lên thứ 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh và có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2020-2022.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở nhóm cao của khu vực và thế giới, quy mô nền kinh tế hiện khoảng 430 tỷ USD. Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở nhóm cao của khu vực và thế giới, quy mô nền kinh tế hiện khoảng 430 tỷ USD. Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 6,2% so với năm 2022. Giải ngân vốn đầu tư công dự kiến đạt 95% kế hoạch (năm 2022 là 91,42%), số tuyệt đối đạt gần 676 nghìn tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay, cao hơn khoảng 146 nghìn tỷ đồng so với năm 2022.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% trong bối cảnh thương mại, đầu tư toàn cầu bị thu hẹp; vốn FDI thực hiện đạt gần 23,2 tỷ USD (tăng 3,5%), cao nhất từ trước đến nay, cho thấy Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài và là hiệu ứng của chính sách ngoại giao "cây tre".

Vốn đầu tư ra nước ngoài đăng ký luỹ kế đạt 22,1 tỷ USD; lợi nhuận chuyển về nước đạt 2 tỷ USD. Có 217,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại thị trường, tăng 4,5% so với năm 2022. Đã đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế, vượt xa mục tiêu 8 triệu lượt khách.

Cơ cấu lại nền kinh tế tiếp tục được đẩy mạnh; tích cực thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, năm 2023, tỷ trọng kinh tế số ước đạt khoảng 16,5% GDP, là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á trong 02 năm liên tiếp (2022 - 2023).

Đầu tư công được cơ cấu lại theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các dự án có tính lan tỏa cao, tạo động lực phát triển, liên kết vùng. Hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được cải thiện; doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước cơ bản tăng so với cùng kỳ.

Tập trung thực hiện quyết liệt 03 đột phá chiến lược

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế được chú trọng, có nhiều đổi mới trong cách chỉ đạo, cách làm. Năm 2023, Chính phủ đã tổ chức 10 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; đã trình Quốc hội thông qua 16 luật, 29 Nghị quyết, cho ý kiến đối với 10 dự án luật.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 127 văn bản quy phạm pháp luật. Hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt 108/111 quy hoạch, trong đó Quốc hội đã thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia.

Tập trung triển khai Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được Bộ Chính trị và Quốc hội thông qua. Đã cắt giảm, đơn giản hóa 628 quy định kinh doanh; đơn giản hóa 535, phân cấp 153 thủ tục hành chính.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở nhóm cao của khu vực và thế giới, quy mô nền kinh tế hiện khoảng 430 tỷ USD. Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở nhóm cao của khu vực và thế giới, quy mô nền kinh tế hiện khoảng 430 tỷ USD. Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

Rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và văn hoá công vụ.

Xếp hạng môi trường kinh doanh Việt Nam tăng 12 bậc. Đề án 06 được chỉ đạo quyết liệt với quyết tâm cao, đạt kết quả nổi bật, là điểm sáng trong chuyển đổi số quốc gia.

Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược có sự chuyển biến vượt bậc, nhất là đột phá về hạ tầng giao thông. Đầu năm 2023 khởi công đồng loạt 12 dự án cao tốc Bắc - Nam, giữa năm khánh thành 9 dự án, cuối năm khánh thành đồng loạt 04 dự án ngành giao thông; đưa vào sử dụng trong năm 2023 là 475 km đường bộ cao tốc, nâng tổng chiều dài đường cao tốc đưa vào khai thác đến nay là khoảng 1.900 km.

Đồng thời, khởi công 03 cao tốc trục Đông - Tây, 02 đường vành đai, cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, nhà ga T3 - Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành...

Đưa vào khai thác Nhà ga T2 - Cảng Hàng không Phú Bài, Cảng Hàng không Điện Biên, cầu Mỹ Thuận 2, cầu Vĩnh Tuy 2 và nhiều công trình giao thông khác. Phát triển mạnh hạ tầng xanh, hạ tầng số hiện đại, hạ tầng đô thị, hạ tầng nông thôn.

Tập trung phát triển nguồn nhân lực gắn với KHCN, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Chất lượng giáo dục phổ thông, đại học, giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được nâng lên. Học sinh Việt Nam đạt thành tích cao tại các kỳ thi quốc tế; nhiều nhà khoa học được thế giới vinh danh.

Đã đưa 155 nghìn người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tăng 8,55% so với năm 2022.

Thị trường khoa học công nghệ có bước phát triển. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia phát triển mạnh; khánh thành Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam xếp hạng 46/132, tăng 2 bậc so với năm 2022.

PV (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Tỷ giá  USD hôm nay 2/5: Giảm xuống mốc 105
Tỷ giá  USD hôm nay 2/5: Giảm xuống mốc 105

Tỷ giá USD hôm nay 2/5, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD không đổi, hiện ở mức 24.246 đồng. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,59%, xuống mốc 105,63.

Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới tiếp tục giảm, trong nước trái chiều?
Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới tiếp tục giảm, trong nước trái chiều?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5, giá dầu thế giới trượt dài, xuống mức thấp nhất trong 7 tuần. Giá xăng dầu trong nước nhiều khả năng được điều chỉnh nhẹ theo hướng xăng tăng, dầu giảm.

Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần, nếu chi phí đầu vào tăng từ 3%
Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần, nếu chi phí đầu vào tăng từ 3%

Quyết định số 5/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân có nội dung, từ ngày 15/5/2024, giá điện được xét thay đổi 3 tháng/lần khi chi phí đầu vào tăng từ 3% trở lên.

Giá tiêu hôm nay 2/5: Cao nhất 98.500 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 2/5: Cao nhất 98.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 2/5 trong khoảng 97.500 - 98.500 đồng/kg, ổn định so với giao dịch ngày hôm qua.

Giá vàng hôm nay 2/5: Vàng miếng SJC có thể sụt giảm
Giá vàng hôm nay 2/5: Vàng miếng SJC có thể sụt giảm

Giá vàng hôm nay 2/5/2024 trên thế giới lao dốc do đồng USD tăng mạnh. Trong nước, giá vàng miếng SJC có thể giảm mạnh theo thế giới sau kỳ nghỉ lễ.

Giá heo hơi hôm nay 2/5: Đi ngang tại ba miền
Giá heo hơi hôm nay 2/5: Đi ngang tại ba miền

Giá heo hơi hôm nay 2/5 duy trì ổn định, trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.