Cụ thể, 14 dự án có vướng mắc trước đây của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Tập đoàn Novaland), đã được (UBND TP) và các Sở xem xét, giải quyết 04 dự án. Hiện, còn 10 dự án đang được (UBND TP) và các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương xem xét giải quyết gồm:
Dự án khu chung cư Cô Giang (tại số 100 Cô Giang, phường Cô Giang, (Quận 1) đã được UBND TP giao đất, Sở Xây dựng cấp phép xây dựng; dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, officetel và căn hộ (tại số 151-155 Bến Vân Đồn, phường 6, quận 4) được UBND TP, Sở Tài nguyên và Môi trường duyệt giá tiền sử dụng đất của dự án; Bảy (07) dự án (tại khu vực quận Phú Nhuận) cũng đang được Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở ngành tích cực xem xét giải quyết, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân.
Đặc biệt, với dự án 30,2ha (tại phường Bình Khánh, quận 2) các Bộ ngành Trung ương đang rà soát lại các thủ tục pháp lý dự án chung với dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm. Song song đó, các Sở ngành tại TP.HCM vẫn đã và đang rất nỗ lực tìm kiếm, đề xuất các giải pháp báo cáo Bộ ngành Trung ương, Chính phủ để sớm có hướng xử lý theo các quy định pháp luật có liên quan.
Với mong muốn thúc đẩy sự phát triển của thị trường Bất động sản (BĐS) trước những khó khăn thách thức hiện nay, Tập đoàn Novaland tin tưởng rằng Chính phủ, các Bộ, ngành, UBND TP và các Sở, ngành sẽ cùng đồng hành với doanh nghiệp, sớm đưa ra các hướng dẫn, chỉ đạo để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc hiện tại; cho phép chủ đầu tư được tiếp tục triển khai dự án.
Về phía, Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cũng đề nghị UBND TP và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quan tâm xem xét, giải quyết có lý có tình các kiến nghị của Tập đoàn Novaland, hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn để phát triển ổn định sản xuất kinh doanh và góp phần thực hiện “Chương trình chỉnh trang, phát triển đô thị” của thành phố.
Đối với, Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Him Lam (Công ty Him Lam) chủ đầu tư (CĐT) dự án thành phần Khu nhà ở Him Lam (phường Phước Bình, quận 9) có diện tích 2,16 ha với 34 nền nhà biệt thự, đã hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng từ năm 2003 và đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực dự án từ năm 2010.
Công ty Him Lam đề nghị được thực hiện nghĩa vụ đóng góp tài chính theo tỷ lệ phân bổ cho dự án, để Công ty Địa ốc 10 hoàn thành trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng trục chính của dự án theo quy hoạch được duyệt. Hiệp hội đã thống nhất với Công ty Him Lam đề nghị UBND TP xem xét giao đất Dự án Khu nhà ở Him Lam cho Công ty Him Lam để công ty thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước, để có cơ sở cấp “sổ đỏ” cho khách hàng.
Đối với Công ty Cổ phần Xây dựng Kinh doanh Nhà Đại Phúc (Công ty Đại Phúc), CĐT dự án Khu đô thị mới Vạn Phúc có diện tích 198 ha (tại phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức). CĐT có nhu cầu xin hoán đổi vị trí để thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội tại dự án khác có giá trị tương đương, Hiệp hội cũng đề nghị Công ty Đại Phúc có văn bản đề xuất Sở Xây dựng trình UBND TP xem xét, nếu xét thấy không phù hợp với quy hoạch của địa phương, thì TP sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận…
Ngoài ra, những doanh nghiệp còn lại cũng thống nhất với Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) thông kê những vướng mắc chưa được giải quyết, để cùng với lãnh đạo UBND Thành phố và các ban ngành tìm ra phương án tháo gỡ cho các dự án bất động sản.
Thuận Yến