Tham dự Hội nghị còn có đại diện của các sở ngành như Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Trường Đại học Đồng Tháp.

Tiến sỹ Hà Minh Hiệp, Quyền Chủ tịch Ủy ban TCĐLCL Quốc gia đã trình bày tổng quan về các loại khí thải gây hiệu ứng khí nhà kính
Tiến sỹ Hà Minh Hiệp, Quyền Chủ tịch Ủy ban TCĐLCL Quốc gia đã trình bày tổng quan về các loại khí thải gây hiệu ứng khí nhà kính

Tại Hội nghị, Tiến sỹ Hà Minh Hiệp, Quyền Chủ tịch Ủy ban TCĐLCL Quốc gia đã trình bày tổng quan về các loại khí thải gây hiệu ứng khí nhà kính, về hoạt động báo cáo và thẩm tra báo cáo kiểm kê khí nhà kính, dấu chân carbon.

Đặc biệt, nội dung trình bày đã nhấn mạnh vai trò của việc áp dụng chuẩn mực quốc tế trong việc đo lường, tính toán, kiểm kê, báo cáo kiểm kê, báo cáo giảm phát thải, báo cáo trung hòa carbon và thẩm tra các báo cáo. Ông đã giúp hệ thống hóa các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn Việt Nam liên quan đến lĩnh vực đo lường, báo cáo và thẩm tra khí nhà kính (MRV), trong đó có cả tiêu chuẩn đưa ra yêu cầu về các tổ chức đánh giá xác nhận độc lập.

Ông Trần Quốc Dũng, Giám đốc Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) đã giới thiệu về trung hòa carbon, thị trường tín chỉ carbon và việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14068-1:2023
Ông Trần Quốc Dũng, Giám đốc Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) đã giới thiệu về trung hòa carbon, thị trường tín chỉ carbon và việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14068-1:2023

Bộ tiêu chuẩn ISO 14060 gồm các tiêu chuẩn liên quan đến các giai đoạn khác nhau như kiểm kê, định lượng dấu chân carbon, tính toán carbon cho các dự án giảm thiểu/loại trừ khí nhà kính… Đây là những cơ sở quan trọng để hoạt động kiểm kê, báo cáo của doanh nghiệp Việt Nam được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu.

Việc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế đảm bảo phạm vi của các báo cáo mang tính toàn diện, bao trùm tất cả 6 nguồn phát thải trực tiếp và gián tiếp, sẽ đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy. Trong khi theo quy định hiện nay của Việt Nam việc kiểm kê chỉ bao gồm 1 nguồn phát thải trực tiếp và 1 nguồn gián tiếp.

Trước đó, ông Trần Quốc Dũng, Giám đốc Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) đã giới thiệu về trung hòa carbon, thị trường tín chỉ carbon và việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14068-1:2023 trong tiến trình trung hòa carbon của các cơ sở. Tiêu chuẩn này giúp các cơ sở phương pháp khoa học để đánh giá, xác định đối tượng, phạm vi, quy mô, ranh giới hoạt động tạo ra hoặc giảm nhẹ/loại trừ khí nhà kính, từ đó xây dựng và thực hiện kế hoạch, lộ trình phù hợp tiến tới trung hòa carbon.

Phát biểu tại Hội nghị, các đại biểu đánh giá các nội dung trình bày có hàm lượng thông tin lớn, rất thiết thực giúp doanh nghiệp và cả các cơ quan quản lý địa phương hiểu rõ hơn về cách thức triển khai kiểm kê khí nhà kính trong thực tiễn cũng như tiến trình trung hòa carbon. 

Đại diện nhiều doanh nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Đồng Tháp đều bày tỏ mong muốn Sở KH&CN Đồng Tháp phối hợp với các đơn vị của Ủy ban TCĐLCL Quốc gia mở thêm các khóa tập huấn sâu hơn để giúp cung cấp kiến thức và kỹ năng thực hành tính toán, lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính tại doanh nghiệp.

Các đại biểu cũng mong muốn các bộ ngành sớm xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ số phát thải của các ngành, lĩnh vực hoạt động, sản phẩm cụ thể để nâng cao độ chính xác của kết quả tính toán.

Minh Anh(t/h)