Năm 2021, diện tích trồng thạch trên địa bàn huyện đạt 492 ha, tập trung chủ yếu tại các xã: Đức thông, Quang Trọng, Canh Tân, Minh Khai và Trọng Con. Năng suất bình quân đạt 4,17 tạ/ha, sản lượng trên 2.000 tấn. Giá bán tại thị trường dao động từ 25.000 đồng - 40.000 đồng/kg thạch.
Cây thạch đen đã mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác, trở thành cây trồng chủ lực của huyện, góp phần tạo việc làm và xóa đói cho gần 3.000 hộ dân. Tuy nhiên, thạch đen Thạch An chưa có thương hiệu hay bất kỳ nhãn hiệu nào. Việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu thông qua thương lái, giá cả bấp bênh. Mặt khác, người dân còn tự trồng, chăm sóc, chất lượng sản phẩm chưa cao.
Để thúc đẩy việc phát triển cây trồng bản địa có giá trị kinh tế và tăng thu nhập cho người dân, việc xây dựng thương hiệu và hình thành vùng sản xuất tập trung có chất lượng tốt, đáp ứng được thị trường trong nước và xuất khẩu là rất cần thiết.
Sau 3 năm, UBND huyện Thạch An phối hợp với Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái nguyên, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh xây dựng dự án quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Thạch đen - Thạch An” cho các sản phẩm từ cây thạch đen của huyện.
PV