THCL - “Tưởng rằng chỉ có thời phong kiến mới có anh “Chí Phèo luôn cào mặt ăn vạ". Ấy vậy mà, thời nay lại thấy có anh “Chí Phèo” còn giỏi hơn cả phiên bản gốc. Đó là chuyện đang xảy ra tại huyện Thạch Thành (Thanh Hóa)?
“Vừa ăn cướp vừa la làng”
Theo phản ánh của người dân mà Thương hiệu v& Công luận nhận được, sự việc bắt đầu từ năm 2009 đến đầu năm 2012, anh Nguyễn Thành Trung, thôn Ngọc Tân, xã Thành Tâm (Thạch Thành, Thanh Hóa) làm kinh doanh vận tải của gia đình, có mua dầu của Công ty Xăng dầu Thanh Hóa - Chi nhánh xã Thành Tâm.
Tuy nhiên, việc giao dịch không có hợp đồng mua bán mà hai bên thống nhất cứ lấy đợt này lại thanh toán gối đầu đợt trước và mỗi lần thanh toán đều chốt vào sổ chính của Chi nhánh xăng dầu xã Thành Tâm - do anh Hoàng Đức Lợi, địa chỉ tại khu 3, thị trấn Vân Du (Thạch Thành, Thanh Hóa) làm Cửa hàng trưởng.
hai bên hợp tác thuận lợi. Ngày 31/3/2012, do bận đi công tác nên anh Nguyễn Thành Trung có bảo vợ là chị Bùi Thị Thúy lên cửa hàng xăng dầu chốt sổ theo yêu cầu của anh Lợi. Sau thời gian chốt sổ, anh Trung đã trả nợ tiền dầu cho anh Lợi theo 2 hình thức chuyển tiền vào tài khoản xăng dầu và thanh toán bằng tiền mặt, được ghi trong sổ theo dõi công nợ của cây xăng dầu Thành Tâm (sổ gốc của chi nhánh) và được thể hiện bằng bút ký của cả hai bên.
Mọi việc sau đó diễn ra bình thường vì số tiền nợ đã được thanh toán đầy đủ. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, đến tận năm 2015, anh Lợi lại nói anh Trung chưa thanh toán tiền xăng dầu và khởi kiện anh Trung ra tòa. Khi anh Trung yêu cầu đối chiếu sổ thanh toán công nợ có chữ ký của lái xe trực tiếp lấy dầu và bút ký vợ anh Trung thanh toán, thì Anh Lợi nói đã đánh mất và không cung cấp cho anh Trung (?!). Hết lần này đến lần khác, anh Lợi nhắc đến chuyện này làm mất uy tín, cũng như danh dự của gia đình anh Trung.
Cơ quan thụ lý làm sai luật?
Đầu năm 2016, anh Lợi làm đơn lên Tòa án Nhân dân huyện Thạch Thành khởi kiện anh Trung và đã được Tòa án Nhân dân huyện Thạch Thành thụ lý đưa ra xét xử ngày 10/11/2016. Mặc dù vậy, trong quá trình xét xử, do một cán bộ Viện Kiểm sát viên mệt nên phiên tòa được hoãn lại đến 24/11 sẽ tiếp tục.
Có một điều lạ ở đây, theo quy định tại khoản 1 điều 159 Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2011) thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu trường hợp đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Vì vậy, theo khoản a; việc tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; gồm tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hạn khởi kiện.
Còn tranh chấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là 2 năm kể từ ngày cơ quan tổ chức, cá nhân biết được quyền lợi và lợi ích của mình bị xâm phạm.
Như vậy, với vụ việc anh Lợi kiện anh Trung là không có hiệu lực và không có căn cứ. Tại sao một sự việc nợ nần mà đến 3 năm sau anh Lợi mới đòi và đi kiện? Bên cạnh đó, trong đơn kiện anh Trung, anh Lợi viết là anh Trung còn nợ 248 triệu (trong đó có cả lãi)?
Không hiểu, một người có những việc làm thiếu minh bạch và còn có cả yếu tố xã hội đó là tính vay nặng lãi (tự tính vì không có sự đồng ý của đối phương), mặc dù hai bên đã quyết toán đầy đủ và ký sổ, sau 3 năm nói là mất sổ gốc và đòi trả nợ lần 2 như vậy mà cơ quan luật pháp huyện Thạch Thành vẫn đứng ra xét xử (mặc dù hết thời hiệu)? Thiết nghĩ, vụ việc này cần sớm được các cơ quan chức năng vào cuộc làm sáng tỏ.
Tâm An