Thái Nguyên: Chốt phương án xử lýsự cố dẫn đến nguy cơ vỡ đập hồ Núi Cốc - Hình 1

Điểm khoan khảo sát khu vực nguy hiểm

 Hồ Núi Cốc, nguyên là hồ nước nhân tạo được tạo nên do đắp đập ngăn một đoạn của sông Công. Hồ Núi Cốc cùng các công trình phụ trợ tạo thành hệ thống thủy lợi Núi Cốc, có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho 12.000 ha lúa thuộc 4 huyện, thành phố phía nam tỉnh Thái Nguyên,một phần diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang và một số khu công nghiệp tỉnh Thái nguyên với lưu lượng 30 mét khối/giây.

Hồ cung cấp nước phục vụ đời sống dân sinh cư dân thành phố Thái Nguyên với lưu lượng trung bình 7,2 mét khối/giây. Tổng lượng nước do hồ Núi Cốc cung cấp cho Thái Nguyên đạt từ 200 - 400 triệu mét khối/năm. Hệ thống thủy lợi hồ Núi Cốc còn có tác dụng cắt lũ cho vùng hạ lưu sông Công; chăn nuôi thủy sản và kết hợp du lịch.

 Thái Nguyên: Chốt phương án xử lýsự cố dẫn đến nguy cơ vỡ đập hồ Núi Cốc - Hình 2

(Danh mục theo tổng hợp của TS. Trịnh Công Vấn)

Đập Núi Cốc là đập đất đắp, không có lõi chống thấm. Công trình gồm 1 đập chính và 7 đập phụ. Thân đập được làm bằng đất đắp, đầm hỗn hợp thủ công và đầm lăn cơ giới hạng nhẹ. 7 đập phụ cũng là đập đất đắp không có lõi chống thấm, cao 12,5m. Từ năm 1999, đập được xây thêm 2 khoang xả tràn có lưu tốc xả 585 mét khối/giây. Tổng chiều dài các kênh dẫn dòng cấp I cung cấp nước cho hạ lưu dày 72 km từ cửa cống bê tông cất thép, gồm 2 ống có đường kính mỗi ống là 1,7 m  dài 195 m.

Với vai trò hết sức quan trọng, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  và đơn vị trực tiếp quản lý (Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên) thường xuyên kiểm tra, khảo sát, đánh giá thực trạng của công trình hồ Núi Cốc.

Sau hơn 40 năm được xây dựng, công trình đã bắt đầu xuống cấp.Theo đó, phát hiện thấy đập chính hồ Núi Cốc bị thấm và có nguy cơ gây mất an toàn.

Cụ thể, đập chính có hiện tượng thấm nước ở vai đập, phía bờ hữu cao trình +45,00 m đến +46,00 m; một số vị trí thấm nước ở khu vực giữa mái hạ lưu đập chính ở cao trình +38,00 m đến 150 m2; tại cao trình từ +42,00 m đến +44,00 m nước thấm nhiều; rãnh thoát nước hạ lưu đập tại cơ +32,00 m và +42,00 m bị gãy đổ chiều dài 200 m làm tụt tấm lát mái và rãnh thoát nước chân mái hạ lưu bị đổ dài khoảng 8 m; mái lát thượng lưu có một số vị trí bị sụt hư hỏng cục bộ.

UBND tỉnh giao Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên làm chủ đầu tư dự án, xử lý cấp bách đập chính hồ Núi Cốc.

Đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi là Tổng công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam(HEC),tư vấn khoan khảo sát 12 điểm trên mặt và thân đập, lập hồ sơ thiết kế, đánh giá hiện trạng, xác định nguyên nhân, có giải pháp khắc phục ngay. 

Đồng thời, thường xuyên theo dõi diễn biến mưa lũ và các thông tin cảnh báo để chủ động tham mưu các biện pháp xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.

Với tổng mức đầu tư dự án trong giai đoạn xử lý cấp bách dự kiến là 76 tỷ đồng, sau 8 ngày công bố tình trạng khẩn cấp,Ban lãnh đạoCông ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên cùng với  đơn vị tư vấn đã báo cáo kết quả,  trình lãnh đạo tỉnh “chốt” phương án như sau:

Khoan, phụt tạo màng chống thấm cho toànbộ thân đập thân đập; dỡ một phầntấm lát hạ lưu và làm hệ thống thoát nước cho thân đập và vai đập; khôi phục đống đá tiêu nước chân đập; khôi phục hệ thống quan trắc thấm trong thân đập và xây dựng hệ thống đo mưa…

Cảnh báo và đặt biển báo khu vực đang có sự cố; thường xuyên cập nhật, báo cáo tình hình, diễn biến và tiến độ khắc phục khẩn cấp.

Trước mắt, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiến cứu nạn phối hợp với các địa phương vùng hạ lưu (có ảnh hưởng) thông báo rộng rãi về tình trạng khẩn cấp trên. UBND các huyện, thị xã Phú Bình, Sông Công, Phổ Yên, TP.Thái Nguyên tổ chức tuyên truyền thông tin để cảnh báo, thông báo đến người dân ở các khu vực bị ảnh hưởng khi có sự cố xảy ra để chủ động phòng, tránh.

Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi tỉnh chủ động theo dõi, điều chỉnh mực nước ở mức hợp lý, khoa học, xây dựng phương án, bổ sung các giải pháp đảm bảo an toàn vùng hạ du trong quá trình sửa chữa thân đập chính.

Hiện nay, mực nước đang ở mức thấp, chỉ mới 40 -50% cao trình chứa nước. Trong trường hợp mức nước cao hơn, sẽ mở qua tràn. Trước mắt, sẽ tập trung xử lý chống thấm để chuẩn bị cho mùa mưa bão sắp tới.

Việc khẩn trương đưa ra phương án xử lý sự cố, đã góp phần chủ động cho những tình huống của thời tiết những năm gần đây có những diễn biến hết sức phức tạp. Mưa, nắng thất thường, có thểmưa lũ lớn thì hiển hiện nguy cơ vỡ đậpnhư tháng 10/1978 (một trận lũ lịch sử trên sông Công, có lưu lượng 3.000 mét khối/giây, gấp gần 4 lần lưu lượng xả thiết kế của cửa xả chính và làm vỡ 2 mang tràn đang thi công hoàn thiện), nhất là hiện nay đập chính đang rất yếu.

Trường hợp, nắng kéo dài, mưa ít thì việc hạn chế tích nước để sửa chữa thân đập, có thểkhông đảm bảo được tính năng chính là cấp nước cho việc sản xuất và đời sống của người dân địa phương…

Hoàng Thiệp