Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thái Nguyên: Đền Đuổm - Nét mới trong việc tổ chức lễ hội di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Năm 2018, thực hiện chủ trương và chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở VHTT & DL tỉnh Thái Nguyên là cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa mà trực tiếp là ông Phạm Thái Hanh, Giám đốc Sở đã quan tâm chỉ đạo sát sao việc trao quyền tổ chức lễ hội cho nhân dân. Lễ hội do nhân dân tự chủ có sự định hướng của Đảng và Nhà nước để lễ hội trở nên gần gũi với đời sống văn hóa tâm linh của người dân địa phương.

Lễ hội Đền Đuổm - đền thờ danh tướng Dương Tự Minh tọa lạc tại chân núi Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương (bên QL 3, cách TP. Thái Nguyên 25 km). Lễ hội Đền Đuổm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2017.

Thái Nguyên: Đền Đuổm - Nét mới trong việc tổ chức lễ hội di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Hình 1

Lãnh đạo Trung ương và địa phương cùng nhân dân thành kính tổ chức phần lễ tại Lễ hội Đền Đuổm năm 2019

 Theo thông lệ từ nhiều đời, hội Đền Đuổm được tổ chức bắt đầu vào ngày 6 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch. Ngày 10/2 (tức mùng 6 Tết Kỷ Hợi, bởi tương truyền rằng đây là ngày sinh của ông), huyện Phú Lương, Thái Nguyên đã long trọng tổ chức Lễ hội Đền Đuổm năm 2019. Dương Tự Minh là một thủ lĩnh người Tày ở phủ Phú Lương (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ngày nay) thời nhà Lý ở Việt Nam. Ông được triều đình thời các vua Nhân Tông, Thần Tông và Anh Tông giao cho cai quản phủ Phú Lương và đã làm việc tích cực, góp phần làm cho địa phương phồn thịnh, giữ vững an ninh vùng rừng núi phía bắc. Tục truyền rằng, Đền Đuổm được xây dựng từ năm 1180, bao gồm 3 phần, phía dưới là Phủ Bà, nơi thờ hai phu nhân của ông, đền trung thờ thánh Đuổm Dương Tự Minh, phía trên cùng, núi Đuổm là nơi thờ Mẫu - là mẹ ông.

Thái Nguyên: Đền Đuổm - Nét mới trong việc tổ chức lễ hội di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Hình 2

Đền Trình cửa ngõ để đến với lễ hội  Đền Đuổm theo truyền thống 

Lễ hội Đền Đuổm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2017. Người dân nơi đây, đời nọ nối đời kia thay mặt cho nhân dân các dân tộc huyện Phú Lương thường trực phụng thờ, tu tạo Đền. Trong tâm thức dân gian: Truyền thuyết núi Đuổm và Dương Tự Minh luôn in đậm trong lòng nhân dân Phú Lương hôm nay và lưu truyền cho muôn đời con cháu mai sau; vì vậy, cứ đến ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm, nhân dân các dân tộc huyện Phú Lương và du khách thập phương gần xa lại tụ hội dưới chân núi Đuổm để tri ân ngưỡng vọng về một vị danh tướng, một phò mã áo chàm nổi danh trong lịch sử nước nhà và cầu mong Đức Thánh Đuổm ban cho một năm mới mùa màng bội thu, nhân dân no ấm.

Thái Nguyên: Đền Đuổm - Nét mới trong việc tổ chức lễ hội di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Hình 3

 Hội Đền Đuổm năm nay, được tổ chức thành 2 phần, gồm phần lễ và phần hội do người dân trong huyện đảm nhiệm. 

Trải qua bao biến động thăng trầm của thời gian nhưng Đền Đuổm vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghiêm và vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc gốc, kiến trúc cổ theo kiểu tam cấp bao gồm: Đền Thượng là nơi thờ Mẫu Địa (Cha trời, mẹ đất). Đền Trung thờ Phò Mã Đô uý Dương Tự Minh và Đền Hạ, dưới là hai Phủ (Phủ bên phải thờ công chúa Diên Bình, Phủ bên trái thờ công chúa Thiều Dung, hai phu nhân của ông). Ngày nay, đền Đuổm là cụm công trình kiến trúc, tín ngưỡng, văn hóa tâm linh, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Từ đây, du khách có thể di chuyển đến các điểm du lịch khác nổi tiếng của Thái Nguyên như hồ Núi Cốc, ATK Định Hoá...

Hoàng Thiệp

Bài liên quan

Tin mới

Khởi động tháng du lịch, Nghệ An ước đạt 1,05 triệu lượt khách
Khởi động tháng du lịch, Nghệ An ước đạt 1,05 triệu lượt khách

Tháng 4/2024 là tháng khởi động mùa du lịch biển, đồng thời trong tháng có nhiều dịp nghỉ lễ nên lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh. Dự ước trong tháng 4/2024, lượng khách du lịch đạt 1,05 triệu lượt, tăng 16,6%.

VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%
VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ
Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an vừa có Thư khen, biểu dương thành tích xuất sắc của các đơn vị, lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá thành công đường dây sản xuất, làm giả thực phẩm chức năng chống đột quỵ quy mô lớn.

Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023
Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023

Số liệu từ Trung tâm Thống kê Y tế quốc gia Mỹ (NCHS) thể hiện, số ca sinh tại nước này đã giảm từ 3.667.758 ca vào năm 2022 xuống còn 3.591.328 vào năm 2023.

Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024
Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024

Sáng ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024 của Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (mã PET) đã không đủ điều kiện tổ chức. Theo quy định, PET sẽ tổ chức đại hội lần 2 sau 30 ngày kể từ ngày hôm nay.

Doanh thu của Viettel Global quý I/2024 tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%
Doanh thu của Viettel Global quý I/2024 tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 đã qua kiểm toán. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175% so với cùng kỳ quý I/2023.