Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tham vấn hay tư vấn chuyên gia là phải để họ nói ra ý kiến

Tham vấn hay tư vấn chuyên gia là phải để họ nói ra ý kiến, quan điểm của mình một cách khách quan, tránh tình trạng tổ chức hội thảo, mời chuyên gia, nhà khoa học đến dự chỉ để nghe phát biểu, tranh luận, thì cần phải có cơ chế, quy định rõ ràng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 15/2022/UBTVQH15 quy định việc sử dụng chuyên gia của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Theo đó, chuyên gia có các nhiệm vụ, quyền hạn như: Nghiên cứu, cung cấp thông tin, hoàn chỉnh báo cáo, bài viết, bài nói, ý kiến bình luận, nhận xét, phát biểu, các ý kiến góp ý theo nhiệm vụ và lĩnh vực được giao; Tham vấn cho cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động xây dựng pháp luật; các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước…

Tiến sĩ Đinh Xuân Thảo bày tỏ quan điểm trên nghị trường kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII
Tiến sĩ Đinh Xuân Thảo bày tỏ quan điểm trên nghị trường kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII. Ảnh Quochoi.

Tiến sĩ Đinh Xuân Thảo, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, ông từng được lãnh đạo Quốc hội mời tham vấn với tư cách chuyên gia trong nhiều vấn đề liên quan pháp luật như việc bắt tạm giam một đại biểu Quốc hội, xử lý đại biểu Quốc hội mang quốc tịch nước ngoài, Luật Đặc khu và gần đây là dự án 1 luật sửa nhiều luật ở kỳ họp bất thường.

Ông Đinh Xuân Thảo cho rằng, chủ trương Quốc hội sử dụng chuyên gia không mới, đã được quy định rõ trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, Luật quy định: Đối với ban soạn thảo một dự án luật, tối thiểu phải có 9 thành viên, trong đó phải có ít nhất 1-2 chuyên gia, nhà khoa học về lĩnh vực đó. Tuy nhiên, những quy định về sử dụng chuyên gia trước đây chưa được chặt chẽ.

“Vì vậy, Quốc hội khóa XV ban hành nghị quyết về vấn đề này sẽ là cơ sở cho việc sử dụng chuyên gia hiệu quả và chuyên nghiệp hơn, nhưng vấn đề quan trọng là chế độ, chính sách cho chuyên gia như thế nào cho hợp lý. Không thể thích thì mời đến, không ràng buộc gì, họp một buổi, chuyên gia ký 03 chữ, nhận thù lao 300.000 đồng. Mời đến phát biểu ở hội thảo nhưng thù lao không đủ đi taxi…”, Tiến sĩ Đinh Xuân Thảo nêu quan điểm.

Đầu mối tập hợp chuyên gia, tranh thủ chuyên gia là Viện Nghiên cứu lập pháp, nơi có quan hệ với các chuyên gia, nhà khoa học ở tất cả các lĩnh vực ở trong nước, thậm chí cả quốc tế khá tốt. Chế độ chính sách đối với nhà khoa học, chuyên gia cũng tốt hơn nhiều so với trước.

Theo Nghị quyết 15, chuyên gia được mời tham dự các phiên họp toàn thể của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Ủy ban Thường vụ Quốc hội mở rộng; phiên họp chuyên đề năm, các phiên họp khác của các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Thư ký Quốc hội nếu được triệu tập; được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan; được tham dự và thể hiện quan điểm, chính kiến trong các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, các phiên giải trình, các đoàn công tác, khảo sát, giám sát liên quan đến ngành, lĩnh vực phân công...

Tuy nhiên, Tiến sĩ Đinh Xuân Thảo cho rằng, để tránh tình trạng tổ chức hội thảo, mời chuyên gia, nhà khoa học đến dự chỉ để nghe lãnh đạo bộ ngành phát biểu, tranh luận, cần phải có cơ chế, quy định rõ ràng. Tham vấn hay tư vấn chuyên gia là phải để họ nói ra ý kiến, quan điểm của mình một cách khách quan. Trên cơ sở đó, cơ quan chức năng có thể trao đổi, tranh luận, để từ đó có thể đưa ra quyết định phù hợp, chính xác.

Để được xếp vào hàng chuyên gia, người ta có danh dự và uy tín không thể mang ra để đánh đổi. Vì thế, khi lựa chọn, cần phải xác định những người xứng đáng là chuyên gia để tham vấn. Có ý kiến chuyên gia đối lập với quan điểm của bên tham vấn, nhưng đó cũng là ý kiến để tham khảo, còn việc quyết định như thế nào thì người có trách nhiệm cần phải lắng nghe, cân nhắc.

Q.N (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Hải Phòng Phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động
Hải Phòng Phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động

Sáng 27/4, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp TP. Hải Phòng, Liên đoàn Lao động thành phố tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động nhằm hưởng ứng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 và Ngày hội truyền thống các Cụm Văn hóa thể thao, Công nhân viên chức lao động TP Hải Phòng lần thứ 30.

Những lý do để bạn cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4
Những lý do để bạn cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

Tháng 4, tháng khởi đầu thời gian sôi động nhất trong năm bằng những kỳ nghỉ lễ, còn ngần ngại gì để bạn trẻ bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.

Quảng Bình phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về an toàn vệ sinh lao động
Quảng Bình phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về an toàn vệ sinh lao động

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 và khen thưởng đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ) trực tiếp sản xuất, công tác năm 2023 – 2024.

Hai thương hiệu lớn ngành hàng không ký kết hợp tác chiến lược
Hai thương hiệu lớn ngành hàng không ký kết hợp tác chiến lược

SASCO - một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ phi hàng không tại Việt Nam và SAGS - Công ty dịch vụ mặt đất với hơn 20 năm phát triển, đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược toàn diện.

Ngân hàng Republic First Bank bị giới chức bang Pennsylvania, Mỹ đóng cửa vào hôm 26/4
Ngân hàng Republic First Bank bị giới chức bang Pennsylvania, Mỹ đóng cửa vào hôm 26/4

Các cơ quan quản lý bang Pennsylvania đã đóng cửa ngân hàng Republic First Bank có trụ sở tại Philadelphia vào hôm thứ Sáu, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại Mỹ trong năm nay.

TP. Hà Nội dự kiến giảm 61 đơn vị xã, phường sau khi sắp xếp đơn vị hành chính
TP. Hà Nội dự kiến giảm 61 đơn vị xã, phường sau khi sắp xếp đơn vị hành chính

UBND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 của thành phố. Dự kiến Hà Nội sẽ giảm 61 đơn vị xã, phường sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.