Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tháng 01/2023 ngành Hải quan phát hiện và xử lý 546 vụ việc vi phạm

Trong tháng 01/2023 (từ ngày 16/12/2022 đến 15/01/2023), toàn ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý: 546 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan. Trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 196 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan đã khởi tố 02 vụ và chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 03 vụ. Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước: 14,5 tỷ đồng.

Tháng 01/2023 cũng là thời điểm giáp Tết cổ truyền Quý Mão, tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy diễn ra phức tạp trên các tuyến hàng không, chuyển phát nhanh và đường bộ với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi nhằm trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng.

Nhằm chủ động thu thập thông tin, nắm bắt tình hình thực tế tại địa bàn, kịp thời chỉ đạo điều hành, quản lý nhà nước về Hải quan, Tổng cục Hải quan đã tăng cường chỉ đạo, cảnh báo, kiểm tra hướng dẫn nghiệp vụ đối với lực lượng chống buôn lậu trong toàn ngành, tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống ma tuý.

ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý: 546 vụ việc vi phạm pháp luật
Ngành Hải quan phát hiện, bắt giữ và xử lý vụ việc vi phạm pháp luật.

Trong tháng 01/2023, Tổng cục Hải quan tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các đơn vị và các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đẩy mạnh các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, cảng hàng không, vùng biến và địa bàn nội địa. Đồng thời, tiếp tục phát huy tốt vai trò cơ quan tham mưu, giúp việc cho Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban chỉ đạo 389 Bộ Tài chính trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, cảnh báo trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, công tác phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm, Tổng cục Hải quan tập trung triển khai thực hiện Kế hoạch số 92/KH-BCĐ ngày 13/9/2022 về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa; Kế hoạch số 111/KH-BCĐ389 ngày 22/11/2022 Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế; Triển khai Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão.

Bên cạnh đó, Tổng cục đã cụ thể hóa và triển khai các  kế hoạch, chương trình công tác trọng tâm, trọng điểm ở từng địa bàn, nhằm cảnh báo, hướng dẫn địa phương về công tác kiểm soát chống buôn lậu trong địa bàn kiểm soát hải quan; Thường xuyên cập nhật thông tin cảnh báo về các loại ma tuý mới, các phương thức, thủ đoạn, xu hướng mới của tội phạm buôn lậu, ma tuý. Xây dựng các phương án, kế hoạch xác minh, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phức tạp, nổi cộm; xác định rõ vai trò chủ trì, phối hợp của các ngành, lực lượng chức năng, địa phương trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến, địa bàn hải quan quản lý, phụ trách.

Thường xuyên trao đổi, phối hợp, chia sẻ thông tin với các ngành, lực lượng chức năng các nước có chung đường biên giới, các tổ chức quốc tế để xử lý các đối tượng có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên lãnh thổ Việt Nam. Xác định rõ trách nhiệm của hải quan trong công tác buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

 Kết quả trong tháng 01/2023 (từ ngày 16/12/2022 đến 15/01/2023), toàn ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý: 546 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan. Trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 196 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan đã khởi tố 02 vụ và chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 03 vụ. Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước: 14,5 tỷ đồng.

Trong 01/2023 (từ ngày 16/12/2022 đến 15/01/2023) Ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng phát hiện, bắt giữ: 23 vụ/31 đối tượng, trong đó cơ quan hải quan chủ trì 14 vụ. Tang vật thu được gồm: 20,9 kg Heroin; 4,5 kg Cần sa, ketamin 65,6 kg, Methamp-hetamin 7,5 kg, ma túy các loại khác 3,5 kg và 6.100 viên.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.