Mặc dù vậy chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2020 vẫn giảm 0,59% so với tháng 12 năm trước và là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, bình quân sáu tháng đầu năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,19% so với cùng kỳ năm trước, lại là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2016-2020.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI trong 6 tháng tăng 0,66% so với tháng trước một phần do giá thịt lợn đầu tháng liên tục tăngChỉ số giá tiêu dùng CPI trong 6 tháng tăng 0,66% so với tháng trước một phần do giá thịt lợn đầu tháng liên tục tăng

Tỷ giá thương mại hàng hóa bình quân sáu tháng đầu năm 2020 giảm 0,78% so với cùng kỳ năm 2019 phản ánh giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra nước ngoài không thuận lợi so với giá nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam.

Trong tháng 6 có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có chỉ số giá tăng, trong đó nhóm giao thông tăng cao nhất. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,44%, trong đó lương thực giảm 0,4% do giá gạo giảm 0,45%; thực phẩm tăng 0,72%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,15%. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,09% do nhu cầu tiêu dùng đồ uống giải khát trong mùa hè tăng cao; nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình tăng 0,07%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục cùng tăng 0,01%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,19%.

Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá giảm, gồm nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,42% chủ yếu do giá điện trong tháng giảm 2,72% và giá thuê nhà ở giảm 0,09%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,04%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,01%.

Riêng nhóm may mặc, mũ nón, giày dép không thay đổi.

Không trong rổ tính CPI, giá vàng trong nước tăng theo giá vàng thế giới bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19 và những bất ổn toàn cầu khác, chỉ số giá vàng tháng 6/2020 tăng 1,71% so với tháng trước.

Ngược lại, chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6 giảm 0,58% so với tháng trước.

PV