Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hóa: Các doanh nghiệp FDI có nhu cầu tuyển dụng lao động số lượng lớn

Các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang có nhu cầu tuyển dụng khoảng trên 35.000 lao động. Các cấp, các ngành tăng cường công tác tuyên truyền để người lao động nắm được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, qua đó có sự lựa chọn nơi làm việc phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hóa, tính đến ngày 20/10/2021, Thanh Hóa có 34 doanh nghiệp FDI với 162.749 lao động, bằng 77% số công nhân lao động toàn tỉnh, tăng 4.202 lao động so với tháng 8/2021. Hầu hết doanh nghiệp hoạt động ổn định, đảm bảo việc làm, tiền lương, chế độ cho người lao động.

Có 31 doanh nghiệp thực hiện tăng ca, 24 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển thêm lao động, trong đó một số doanh nghiệp ngành da giày, dệt may dự kiến tuyển lao động với số lượng lớn. Theo thống kê, các doanh nghiệp FDI đang có nhu cầu tuyển dụng khoảng trên 35.000 lao động. Liên đoàn Lao động tỉnh cùng với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đang chủ động phối hợp với các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền để người lao động nắm được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, qua đó có sự lựa chọn nơi làm việc phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng.

Chủ trương tuyển dụng lao động của doanh nghiệp FDI được đánh giá, sẽ giúp nhiều lao động Thanh Hóa vừa hồi hương có cơ hội được làm việc với thu nhập ổn định ngay tại quê nhà, giúp triển khai hiệu quả Phương án số 198/PA-UBND, ngày 2/9/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch sau khi thực hiện xong cách ly.

Những năm gần đây, các doanh nghiệp FDI ở Thanh Hóa đã đóng góp lớn vào nguồn thu nội địa. Việc các doanh nghiệp FDI ổn định sản xuất sẽ góp phần giúp Thanh Hóa đảm bảo kế hoạch thu ngân sách năm 2021.

Hoài Thu

Bài liên quan

Tin mới

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.