Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hóa: Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi trong giai đoạn mới

Chiều 4/2, ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì hội nghị nghe dự thảo báo cáo Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 – 2025.

Thanh Hóa: Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi trong giai đoạn mới
Tỉnh Thanh Hóa sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi trong giai đoạn mới.

Theo đó, các huyện miền núi Thanh Hóa có xuất phát điểm kinh tế - xã hội thấp, trình độ sản xuất còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; cơ sở hạ tầng được đầu tư chưa đồng bộ còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp; công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.

Do đó, việc xây dựng Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 – 2025 là cần thiết. Chương trình có mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững; nâng cao hiệu quả sản xuất, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên kết vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc; đưa vùng dân tộc miền núi sớm đạt trình độ phát triển chung của cả tỉnh; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc.

Đồng thời, làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc; bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc.

Tại hội nghị, đại diện các sở, ngành có liên quan của tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đánh giá kết quả kinh tế - xã hội khu vực miền núi trong thời gian qua và những khó khăn đang hiện hữu ở các huyện miền núi của tỉnh hiện nay. Đồng thời, cho ý kiến vào các chỉ tiêu thực hiện trong dự thảo Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 – 2025 và đề xuất những giải pháp, chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng nhấn mạnh: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa là một trong những Chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã đánh giá, phân tích cụ thể một số chỉ tiêu và các nhiệm vụ trọng tâm của dự thảo chương trình. Đồng thời, đề nghị Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tiếp thu các ý kiến, bổ sung hoàn chỉnh Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa.

Tiếp tục nghiên cứu, trên cơ sở của Nghị quyết 88/2019/QH14, ngày 18/11/2019 của Quốc hội về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 để đưa ra các mục tiêu cụ thể, sát với thực tiễn và có phụ lục chi tiết những kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2016 - 2020. 

Hoài Thu

Bài liên quan

Tin mới

Điện Biên phát huy giá trị di tích lịch sử để phát triển du lịch
Điện Biên phát huy giá trị di tích lịch sử để phát triển du lịch

Trước thềm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, lượng khách du lịch đến với Điện Biên tăng cao. Các di tích lịch sử, trong đó nổi bật là Quần thể di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ luôn là “địa chỉ đỏ” thu hút du khách tìm về mỗi khi đặt chân tới mảnh đất oai hùng này. Tỉnh Điện Biên kỳ vọng năm nay sẽ đón và phục vụ khoảng 1,3 triệu lượt khách.

Hà Nội thu giữ gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc
Hà Nội thu giữ gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng Hà Nội vừa phát hiện, thu giữ gần 1 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hơn 1.000 tấn tinh dầu quế bị “tắc” đường xuất khẩu do vướng cơ chế
Hơn 1.000 tấn tinh dầu quế bị “tắc” đường xuất khẩu do vướng cơ chế

Việt Nam là nước sản xuất quế Top đầu thế giới song hoạt động xuất khẩu tinh dầu quế gặp một số khó khăn, vướng mắc về cơ chế quản lý của các bộ, ngành.

Hà Nội phát hiện, xử lý nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm
Hà Nội phát hiện, xử lý nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm

Báo cáo nhanh của Sở Y tế Hà Nội cho biết, sau hai tuần ra quân triển khai "Tháng hành động về an toàn thực phẩm" năm 2024, các đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm của thành phố phát hiện, xử lý nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm.

Miền Bắc có thể đón 2 đợt không khí lạnh liên tiếp
Miền Bắc có thể đón 2 đợt không khí lạnh liên tiếp

Theo một số mô hình dự báo, hiện nay qua phân tích bản đồ thời tiết và mô hình cho thấy khả năng cao miền Bắc sẽ đón 2 đợt không khí lạnh yếu đi kèm theo là rãnh áp thấp. Xen giữa 2 đợt không khí lạnh có thể có hội tụ gió trước rãnh gió Tây. Do đó thời tiết sau nghỉ lễ 30/4-1/5 ở miền Bắc chuyển xấu, trời nhiều mây có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa to, đề phòng dông lốc sét, vùng núi cẩn trọng vì có thể có lũ quét sạt lỡ đất bất ngờ.

Hôm nay, các nước khối G7 sẽ ký thỏa thuận dừng sử dụng nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035
Hôm nay, các nước khối G7 sẽ ký thỏa thuận dừng sử dụng nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035

Reuters đưa tin, ngày 29/4, các bộ trưởng năng lượng thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã đạt được thỏa thuận về việc đóng cửa toàn bộ nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035.