Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hóa đẩy nhanh triển khai Dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực hơn 1.700 tỷ đồng

Dự án “Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án đô thị Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa” được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt với tổng mức đầu tư 1.776,5 tỷ đồng, trong đó vốn vay WB là 1.199 tỷ đồng, vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh là 577,5. Đến tháng 10/2020, dự án này đã giải ngân số vốn đối ứng là 8 tỷ đồng; chưa giải ngân nguồn vốn vay WB.

Phố cảnh Dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực – Tiểu dự án đô thị Tĩnh Gia (Ảnh minh họa)Phố cảnh Dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực – Tiểu dự án đô thị Tĩnh Gia (Ảnh minh họa)

Theo đó, Dự án “Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án đô thị Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định 1208/QĐ-TTg, ngày 19/9/2018, từ vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB). Sau đó, ngày 25/3/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định 1052/QĐ-UBND với tổng mức đầu tư 1.776,5 tỷ đồng, trong đó vốn vay WB 1.199 tỷ đồng, vốn đối ứng của tỉnh 577,5 tỷ đồng. Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng Khu vực Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp Thanh Hóa được giao làm chủ đầu tư.

Theo cam kết, dự án sẽ được triển khai thành 2 hợp phần, trong đó hợp phần 1 là cải tạo, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, hợp phần 2 sẽ đầu tư hỗ trợ kỹ thuật và thực hiện dự án.

Cụ thể, hợp phần 1 của dự án gồm 8 hạng mục công trình, gồm: Xây dựng tuyến đường ven biển đoạn từ Ninh Hải đến cầu Lạch Bạng 2 có chiều dài 10,1 km; xây dựng đường Bình Minh đi đường Sao Vàng - Khu Kinh tế Nghi Sơn có chiều dài tuyến 2,08 km; cải tạo và nâng cấp cầu Đò Bè và đường hai đầu cầu; xây dựng đường từ Quốc lộ 1A đi bãi biển Ninh Hải với chiều dài tuyến 1,2 km; nâng cấp, cải tạo kênh Than và cống ngăn mặn với chiều dài nạo vét, kè kênh Than là 5 km; cải tạo cống ngăn mặn đoạn tiếp nối giữa tiêu kênh Than và sông Bạng; nâng cấp, cải tạo kênh Cầu Trắng với chiều dài nạo vét, cải tạo kênh cần nghiên cứu là 6,72 km; xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước công suất 600m3/ngày đêm cho khu vực trung tâm thị trấn Còng; xây dựng 5 khu tái định cư có tổng diện tích khoảng 4,7 ha.

Hợp phần 2 của dự án sẽ tập trung vào xây dựng các chính sách, thể chế quản lý tài sản đô thị cho cơ quan quản lý và các đơn vị dịch vụ, công ích; các chiến lược phát triển du lịch, công nghiệp để tạo việc làm, tăng khả năng cạnh tranh của đô thị. Phạm vi dự án nằm trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, nay là thị xã Nghi Sơn, đi qua địa bàn 7 xã, phường gồm: Ninh Hải, Hải Hòa, Bình Minh, Hải Thanh, Nguyên Bình, Hải Nhân, Xuân Lâm.

Trong tháng 5 vừa qua, hiệp định tài trợ của WB đã được phê chuẩn và có hiệu lực. UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt: Báo cáo nghiên cứu khả thi, Kế hoạch tái định cư, Chiến lược mua sắm thầu, Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Sổ tay thực hiện dự án... Bộ Tài chính cũng đã ký hợp đồng cho vay lại nguồn vốn vay từ WB. Những tháng vừa qua, chủ đầu tư dự án lớn này là Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng Khu vực Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành một số thủ tục pháp lý cho công tác triển khai, xây dựng kế hoạch thực hiện hằng năm.

Để đẩy nhanh tiến độ dự án, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán cho 2 công trình: cải tạo kênh Than và cải tạo kênh Cầu Trắng. Các khu tái định cư và dự toán hiện cũng được chủ đầu tư trình Sở Xây dựng thẩm định hồ sơ. Với dự án thu gom và xử lý nước thải, đơn vị tư vấn đã hoàn thành công tác thẩm tra Hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, chủ đầu tư đã báo cáo UBND tỉnh chấp thuận vị trí, địa điểm xây dựng. Các công việc và thủ tục liên quan để triển khai các dự án còn lại cũng đang được các bên liên quan tiến hành.

Đến nay, chủ đầu tư đã tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu cải tạo kênh Than, đồng thời lập hồ sơ mời thầu cho 3 gói thầu, gồm: cải tạo kênh Cầu Trắng và xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải; xây dựng các khu tái định cư; xây dựng cầu Sơn Hải, cầu Kênh Trắng, cầu Đò Bè và đường hai đầu cầu, dự kiến trao hợp đồng trong tháng 12/2020. Trong giải phóng mặt bằng, đến nay, chủ đầu tư đã phối hợp với UBND thị xã Nghi Sơn để triển khai. UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi; UBND thị xã Nghi Sơn đã phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất cho thực hiện dự án. Hiện nay, chủ đầu tư cũng đã tiếp nhận mặt bằng khu tái định cư Bình Minh từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh để chuẩn bị triển khai dự án tái định cư.

UBND thị xã Nghi Sơn cũng đã phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường cho 3 khu tái định cư ở các phường: Xuân Lâm, Nguyên Bình và Hải Hòa; hiện đã hoàn thành công tác kiểm kê hiện trạng khu tái định cư phường Ninh Hải; đang triển khai kiểm kê phần đất nông nghiệp thu hồi cho xây dựng các công trình: kênh Than, kênh Cầu Trắng.

Theo chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ từ UBND tỉnh Thanh Hóa và yêu cầu của WB, thời gian còn lại của năm 2020, các bên liên quan sẽ tập trung giải phóng mặt bằng các hạng mục tái định cư, các kênh thoát nước. Trong tháng 12 này, sẽ hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu: Cải tạo kênh Than, cải tạo kênh Cầu Trắng, hệ thống thu gom nước thải, triển khai các khu tái định cư, cầu Sơn Hải, cầu Đò Bè...

Đây là dự án vay vốn WB, kế hoạch phân bổ vốn và tiến độ từng hạng mục dự án được xây dựng cho từng năm và bắt buộc phải hoàn thành. Chủ đầu tư, thị xã Nghi Sơn và các ngành liên quan đang nỗ lực để hoàn thành giải ngân vốn cho năm 2020, làm tiền đề tiếp tục thực hiện dự án năm 2021 và đến hết thời gian triển khai dự án (năm 2022).

Trước đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB) về triển khai Dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực – Tiểu dự án đô thị Tĩnh Gia. Tổng số vốn đã được bố trí cho dự án trong năm 2020 là 96,0 tỷ đồng; trong đó, vốn đối ứng là 18,7 tỷ đồng; vốn vay WB là 77,3 tỷ đồng (tương đương 3,4 triệu USD), bao gồm 46,3 tỷ đồng vốn cấp phát và 31 tỷ đồng vốn vay lại.

Đến tháng 10/2020, Ban Quản lý dự án khu vực đã giải ngân tổng số vốn đối ứng là 8 tỷ đồng; chưa giải ngân nguồn vốn vay WB. Về công tác GPMB, Ban Quản lý dự án khu vực đã tích cực phối hợp với UBND thị xã Nghi Sơn để khẩn trương thực hiện công tác GPMB, trong đó ưu tiên thực hiện trước các hạng mục thực hiện trước tương đương 30% giá trị khoản vay.

 Hoài Thu

Bài liên quan

Tin mới

Coteccons (CTD) thành lập Văn phòng đại diện tại Indonesia
Coteccons (CTD) thành lập Văn phòng đại diện tại Indonesia

CTCP Xây dựng Coteccons (mã CTD) vừa công bố quyết định thành lập Văn phòng đại diện tại Indonesia để tham gia đấu thầu và thực hiện dự án tại nước này.

Xuất nhập khẩu hàng hóa tháng Ba tăng 35,6% so với tháng trước
Xuất nhập khẩu hàng hóa tháng Ba tăng 35,6% so với tháng trước

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 3/2024 ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35,6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 34 tỷ USD, tăng tới 37,8% so với tháng trước và tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu ước đạt 31,08 tỷ USD, tăng 33,4% so với tháng trước và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp nhận 300 đơn vị máu tại ngày hội hiến máu tình nguyện huyện Chi Lăng
Tiếp nhận 300 đơn vị máu tại ngày hội hiến máu tình nguyện huyện Chi Lăng

Ngày 29/3, tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn tổ chức ngày hội HMTN đợt 1 năm 2024. Ngày hội đã thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân tham gia đăng ký hiến máu.

Nam A Bank phát triển bền vững với “số” và “xanh”
Nam A Bank phát triển bền vững với “số” và “xanh”

Ngày 29/3, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao, thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2024, mục tiêu lợi nhuận 4.000 tỷ đồng, chia cổ tức 25%, mở rộng mạng lưới, bầu bổ sung thành viên HĐQT…

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ gần 8 tấn sợi polyester không có hóa đơn, chứng từ
TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ gần 8 tấn sợi polyester không có hóa đơn, chứng từ

Ngày 29/03, theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, lực lượng Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh vừa phát hiện, tạm giữ 7.890 kg sợi polyester các loại không có nhãn hiệu, không có hóa đơn chứng từ có trị giá hơn 118 triệu đồng.

Long An đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các công trình xây dựng
Long An đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các công trình xây dựng

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã ký văn bản yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các đơn vị thi công xây dựng thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; chủ động phòng ngừa giảm thiểu tai nạn lao động, đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người lao động, góp phần ổn định và phát triển sản xuất.