Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hoá: Phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030

Thanh Hóa có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, hiện đại, bền vững. Do vậy, tỉnh này đang tiến hành xây dựng hoàn thiện Đề án “Phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030".

Thanh Hoá: Phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030Thanh Hoá phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh. (Ảnh: minh họa)

Thực tế việc phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn còn những hạn chế, chưa có sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, có thế mạnh, có thương hiệu để giới thiệu, quảng bá và cạnh tranh trên thị trường. Việc cơ cấu lại Ngành nông nghiệp còn chậm, một số cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp, các vùng chuyên canh, sản xuất tập trung quy mô lớn còn ít. Bên cạnh đó ít có sản phẩm chế biến sâu, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Kêu gọi thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

Đề án “Phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững; ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh để hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa quy mô lớn; phát triển các chuỗi từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.

Thời gian qua Thanh Hóa xác định có 11 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, gồm: Lúa gạo; rau, quả; mía đường; cây thức ăn chăn nuôi; thịt và trứng gia cầm; thịt lợn; bò thịt, bò sữa và các sản phẩm từ sữa; gỗ và các sản phẩm từ gỗ; tre, luồng và các sản phẩm từ tre, luồng; tôm; sản phẩm hải sản khai thác xa bờ và ngao nuôi.

Đề án đặt ra các mục tiêu cụ thể về diện tích, sản lượng, thị trường tiêu thụ cho từng sản phẩm chủ lực đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đồng thời đưa ra giải pháp cơ bản để thực hiện các mục tiêu trong từng giai đoạn. Theo đó, phấn đấu giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp vào năm 2025 đạt trên 100 triệu đồng, năm 2030 đạt 120 triệu đồng.

Về Đề án này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnhThanh Hóa Nguyễn Đức Quyền khẳng định, việc xây dựng Đề án là hết sức cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong phát triển sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững Ngành nông nghiệp của tỉnh.

Ông Nguyễn Đức Quyền cũng lưu ý đơn vị xây dựng Đề án cần chú trọng đến quy mô tổ chức các sản phẩm chủ lực theo hướng tập trung, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, sản xuất hàng hoá gắn với chế biến, nhất là các sản phẩm có diện tích sản xuất tập trung, quy mô lớn, có thị trường tiêu thụ nội địa ổn định tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ và có thị trường suất khẩu.

Về sản phẩm chăn nuôi như thịt và trứng gia cầm, thịt lợn, cần phối hợp với Cục thống kê Thanh Hoá rà soát lại tỷ lệ chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi tập trung để có định hướng phát triển phù hợp; chú trọng đến thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi gắn với chế biến.

Với sản phẩm chủ lực trồng trọt, cần bổ sung thêm hai loại cây trồng là cây ngô và cây gai phục vụ chế biến. Cây thức ăn chăn nuôi chủ yếu phục vụ chăn nuôi bò tuy nhiên khuyến khích tuyển chọn các giống cây cho năng suất, chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng nhà máy chế biến để xuất khẩu. Đồng thời cần quan tâm đến giải pháp bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển nông nghiệp an toàn, bền vững.

Lê Nam

Bài liên quan

Tin mới

Giá lúa gạo hôm nay 19/4: Đi ngang, cuối vụ Đông Xuân nguồn hàng ít
Giá lúa gạo hôm nay 19/4: Đi ngang, cuối vụ Đông Xuân nguồn hàng ít

Hôm nay 19/4, giá lúa gạo không biến động. Cuối vụ Đông Xuân nguồn hàng ít, khó mua và được chào bán giá cao.

Sen Vàng tăng vốn điều lệ lên 5.135 tỷ đồng và đặt mục tiêu khôi phục lại các nghiệp vụ môi giới cơ bản
Sen Vàng tăng vốn điều lệ lên 5.135 tỷ đồng và đặt mục tiêu khôi phục lại các nghiệp vụ môi giới cơ bản

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 của Công ty cổ phần chứng khoán Sen Vàng (GLS) diễn ra đầu tuần qua đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 5.135 tỷ đồng và đặt mục tiêu khôi phục lại các nghiệp vụ môi giới cơ bản.

Việt Nam-Australia: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch
Việt Nam-Australia: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch

Ông Kevin Hogan, Bộ trưởng phụ trách về thương mại và du lịch cho rằng, Việt Nam-Australia còn nhiều tiềm năng và dư địa, đặc biệt trong xúc tiến thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch.

PC Quảng Ninh góp phần đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh kiểu mẫu về chuyển đổi số
PC Quảng Ninh góp phần đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh kiểu mẫu về chuyển đổi số

Công ty Điện lực Quảng Ninh (PC Quảng Ninh) thực hiện chuyển đổi số trong việc cung cấp các dịch vụ điện đối với các khách hàng có nhu cầu về điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, góp phần đưa tỉnh nhà trở thành một trong những địa phương trong cả nước đi đầu về chuyển đổi số ở cả ba lĩnh vực là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Hệ thống dữ liệu thông tin về đất đai, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá"?
Hệ thống dữ liệu thông tin về đất đai, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá"?

Luật Đất đai 2024 đã dành một chương quy định về hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Hệ thống dữ liệu thông tin về nhà ở, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá" đang diễn ra hiện nay?

Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động
Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Công văn số 2993 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong tình hình mới.