Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ.

Trong những năm qua, Tỉnh ủy và các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh đã có nhiều chủ trương, giải pháp thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn đầu tư dự án chăn nuôi gắn với xây dựng nhà máy chế biến và liên kết chuỗi giá trị như: Tập đoàn Vinamilk, Tập đoàn TH True milk, Tập đoàn Xuân Thiện, Tập đoàn DABACO, Tập đoàn NewHope, Tập đoàn Mavin, Công ty RTD...

Từ năm 2020 đến nay, đã có 31 dự án chăn nuôi (29 dự án chăn nuôi lợn, 02 dự án chăn nuôi gà) được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng quy mô của các dự án gồm: 70.600 lợn nái, 1.141.800 lợn thịt và 859.000 gà thịt/lứa; tổng mức đầu tư đăng ký là 16.623 tỷ đồng.

Thanh Hóa trở thành một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi.

Hiện nay, đàn lợn tỉnh Thanh Hoá có khoảng 1,2 triệu con, đứng thứ 3 cả nước; cơ cấu đàn lợn lai chiếm khoảng 73,6% tổng đàn, đàn lợn ngoại hướng nạc khoảng 68% so với tổng đàn.

Được xác định là một trong những con nuôi chủ lực của tỉnh, hiện nay, đàn lợn tỉnh Thanh Hoá có khoảng 1,2 triệu con, đứng thứ 3 cả nước; trong đó, đàn lợn nái 125.000 con, lợn con 280.000 con, lợn thịt 805.000 con; cơ cấu đàn lợn lai chiếm khoảng 73,6% tổng đàn, đàn lợn ngoại hướng nạc khoảng 68% so với tổng đàn.

9 tháng năm 2022, doanh thu từ chăn nuôi lợn đạt 7.000 tỷ đồng, đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng sản xuất nông nghiệp của tỉnh, giải quyết việc làm và mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Hoài Thu