Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hóa kiên quyết dẹp bỏ các điểm chợ cóc, không bảo đảm các điều kiện kinh doanh

Tỉnh thanh Hóa đang tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia phát triển các hoạt động thương mại; khuyến khích các loại hình kinh doanh hiện đại, trong đó, kiên quyết dẹp bỏ các điểm chợ cóc, không bảo đảm các điều kiện kinh doanh, cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các sản phẩm nông sản bán tại siêu thị trên địa bàn TP. Thanh Hóa
Các sản phẩm nông sản bán tại siêu thị trên địa bàn TP. Thanh Hóa

Tính đến đầu tháng 6/2023, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 398 chợ đang hoạt động, tăng 7 chợ so với năm 2022, trong đó, có 10 chợ hạng 1, 34 chợ hạng 2 và 354 chợ hạng 3.

Hiện nay, có 86 chợ do các doanh nghiệp, HTX đầu tư xây dựng và vận hành, quản lý, bảo đảm tự chi thường xuyên; 312 chợ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, hiện đang giao khoán thầu cho các tổ chức, cá nhân vận hành. Có 2 trung tâm thương mại, và 30 siêu thị; trong đó, có 13 siêu thị tổng hợp và 17 siêu thị chuyên kinh doanh các mặt hàng như giày dép, điện máy, đồ gỗ nội thất...

Hệ thống siêu thị bước đầu hoạt động có hiệu quả, người dân đã hình thành thói quen mua hàng tại các siêu thị. Việc phát triển các loại hình dịch vụ, thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc luân chuyển, tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn.

Thị trường hàng hóa và dịch vụ tương đối ổn định, sức mua của dân cư tăng, giá cả bình ổn, hàng hóa dồi dào, phong phú nguồn cung, đáp ứng tốt mọi nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của Nhân dân.

Tuy nhiên, hạ tầng thương mại bán lẻ trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đồng bộ, hệ thống chợ, trung tâm thương mại, phát triển tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị, trung tâm thành phố, thị trấn, trung tâm xã trong khi khu vực nông thôn, miền núi, mạng lưới chợ còn thưa thớt.

Kết cấu hạ tầng thương mại, nhất là mạng lưới chợ tuy có bước phát triển nhưng số lượng, chất lượng còn hạn chế, chưa đạt tiêu chí về chợ trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Một số chợ tại khu vực nông thôn hiện đã xuống cấp, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; cơ sở vật chất kỹ thuật của đa số các chợ vẫn nghèo nàn, sơ sài và còn đang trong quá trình củng cố, nâng cấp từng bước.

Ngoài ra, nguồn vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư xây dựng chợ, cũng như kêu gọi vốn xã hội hóa cũng gặp không ít khó khăn, nhất là khu vực nông thôn, miền núi thu nhập và sức mua của người dân không cao nên rất khó thu hút đầu tư nếu không có chính sách phù hợp, hấp dẫn... Việc triển khai chủ trương chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ cũng không đồng đều.

Do đó, để phát triển, hoàn thiện hệ thống hạ tầng thương mại bán lẻ trên địa bàn tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thời gian tới, Sở Công Thương Thanh Hóa sẽ tham mưu UBND tỉnh:

Tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia phát triển các hoạt động thương mại; khuyến khích các loại hình kinh doanh hiện đại như: trung tâm thương mại,, chuỗi cửa hàng tiện lợi, bán hàng qua mạng, máy bán hàng tự động...;

Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hoàn thiện hạ tầng thương mại bán buôn, bán lẻ phù hợp với từng địa phương; tăng cường hỗ trợ vốn vay ưu đãi, liên kết thị trường và xúc tiến thương mại; huy động các nguồn lực đầu tư, từng bước hoàn thiện hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại; đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đủ hấp dẫn để khuyến khích, thu hút đầu tư vào hạ tầng thương mại, nhất là ở khu vực miền núi, nông thôn;

Tập trung thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, gắn với tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen mua sắm hàng hóa cho người dân nông thôn; xây dựng quy chế hoạt động chung cho hệ thống các chợ; nâng cao chất lượng đầu tư xây dựng. Kiên quyết dẹp bỏ các điểm chợ cóc, không bảo đảm các điều kiện kinh doanh cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm...

Hoài Thu

Bài liên quan

Tin mới

[Ảnh] Khoảnh khắc ấn tượng trong chương trình "Dưới lá cờ quyết thắng" tại điểm cầu Điện Biên
[Ảnh] Khoảnh khắc ấn tượng trong chương trình "Dưới lá cờ quyết thắng" tại điểm cầu Điện Biên

NDO - Tối 5/5, đông đảo nhân dân tỉnh Điện Biên đã được sống trong không khí xúc động, đầy lắng đọng khi tham dự Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng". Chương trình do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện tại 5 điểm cầu: Hà Nội, Điện Biên, TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa và Kon Tum.

Thị trường chứng khoán hôm nay, có thể tiếp tục đà tăng
Thị trường chứng khoán hôm nay, có thể tiếp tục đà tăng

Theo các chuyên gia YSVN, trong phiên hôm nay (6/5) thị trường có thể tiếp tục đà tăng và nếu chỉ số VN-Index chưa thể vượt được mức 1.225 điểm thì thị trường có thể sẽ tiếp tục đi ngang quanh mức hiện tại với biên độ hẹp và thanh khoản thấp.

Giá tiêu hôm nay 6/5: Giá hồ tiêu quanh mốc 104.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 6/5: Giá hồ tiêu quanh mốc 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024 giao dịch trong ngưỡng 103.000 - 104.000 đ/kg. Trên thị trường thế giới, thị trường hồ tiêu duy trì ổn định tại các quốc gia.

Thời tiết ngày 6/5: Chiều tối nay, miền Bắc có mưa rào và dông
Thời tiết ngày 6/5: Chiều tối nay, miền Bắc có mưa rào và dông

Theo dự báo, chiều tối và đêm nay (6/5), khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.

Nợ lớn, lãi mỏng, 'vua đào hầm' Đèo Cả lấy đâu tỷ USD làm 400km cao tốc?
Nợ lớn, lãi mỏng, 'vua đào hầm' Đèo Cả lấy đâu tỷ USD làm 400km cao tốc?

Tập đoàn Đèo Cả cần tới nhiều tỷ USD để đầu tư khoảng 400km đường cao tốc và đường vành đai dự kiến từ nay đến năm 2030. Tuy nhiên, doanh nghiệp của ông Hồ Minh Hoàng ghi nhận lợi nhuận khá mỏng trong khi tổng nợ rất lớn.

Giá heo hơi hôm nay 6/5: Thị trường ổn định, một số địa phương tăng nhẹ 1.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 6/5: Thị trường ổn định, một số địa phương tăng nhẹ 1.000 đồng/kg

Ghi nhận mới nhất cho thấy, giá heo hơi hôm nay ngày 6/5 thị trường ổn định và tăng nhẹ ở nhiều nơi.