Theo đó, 143 doanh nghiệp ở Thanh Hóa nợ đọng 303 tỷ đồng tiền thuế vừa bị Cục thuế tỉnh Thanh Hóa áp dụng biện pháp cưỡng chế ngừng cho sử dụng hóa đơn.
Cụ thể, danh sách công khai trên cổng thông tin điện tử Thanh Hóa, doanh nghiệp có số nợ lớn nhất là Công ty cổ phần xây dựng Hancorp.2 nợ trên 32,6 tỷ đồng, Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Ba Lan – Bỉm Sơn nợ trên 25,2 tỷ đồng; Công ty cổ phần xây dựng số 5 nợ trên 23 tỷ đồng; Công ty cổ phần Licogi 15 nợ trên 17,1 tỷ đồng; Chi nhánh Công ty cổ phần Sông Đà 4 (thành phố Hà Nội) nợ trên 11,6 tỷ đồng; Công ty cổ phần xây dựng HUD 401 nợ trên 10,3 tỷ đồng.
Cùng với đó là Công ty cổ phần Bắc Trung Nam nợ trên 6,2 tỷ đồng; Công ty TNHH Anh Sơn nợ trên 4,9 tỷ đồng; Công ty CP đầu tư xây dựng điện Hồi Xuân Vneco nợ trên 8,3 tỷ đồng; Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình giao thông 838 nợ trên 8,2 tỷ đồng; Chi nhánh Công ty TNHH xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Bình Minh tại Thanh Hóa nợ trên 16,9 tỷ đồng; Công ty cổ phần xây lắp Hồng Hà nợ trên 4,5 tỷ đồng…
Tính đến ngày 30/6/2021, tổng số tiền nợ thuế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là 240 tỷ đồng. Để kéo giảm nợ thuế, Cục Thuế Thanh Hóa đã giao nhiệm vụ và gắn trách nhiệm đến từng công chức quản lý thu, quản lý nợ đôn đốc thu hồi nợ đọng, cưỡng chế nợ, nỗ lực thu kịp thời các nguồn thuế phát sinh.
Cục Thuế Thanh Hóa cũng phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan trong công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng vào ngân sách nhà nước, tăng cường công tác quản lý thuế, kiểm tra hóa đơn, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, nhất là đối với các doanh nghiệp mới thành lập để phổ biến pháp luật đến người nộp thuế.
Hoài Thu