Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hoá đã đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, căn cứ quy định hiện hành của pháp luật, các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh để triển khai thực hiện chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ.
Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhập, tái phát và lây lan trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND; báo cáo, đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh những nội dung vượt thẩm quyền.
Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh và xảy ở lợn (kể cả lợn nuôi và lợn hoang dã). Bệnh không lây sang người nhưng gây thiệt hại nghiêm trọng cho đàn lợn với tỷ lệ chết cao lên đến 100%.
Virus Dịch tả lợn châu Phi là virus có gen di truyền dạng ADN, có sức đề kháng cao, có thể tồn tại lâu trong chất tiết, dịch tiết, trong xác động vật, trong thịt lợn và các chế phẩm từ thịt lợn như xúc xích, giăm bông, salami đây là đặc điểm khiến cho virus này trở nên nguy hiểm đối với lợn.
Trước đó, vào khoảng tháng 9/2021, bắt đầu xuất hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Trong suốt 05 tháng, tính đến ngày 08/01/2022 (ngày công bố hết dịch), dịch bệnh xảy ra tại 644 hộ của 226 thôn, 71 xã thuộc 12 huyện, thị xã gồm: Thiệu Hóa, Nông Cống, Triệu Sơn, Như Thanh, Quan Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Thạch Thành, Như Xuân, Nghi Sơn và Bỉm Sơn, buộc phải tiêu hủy 4.156 con lợn.
Hoài Thu