Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hóa: Thảo luận, cho ý kiến một số chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025

Ngày 4/3, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 3/ 2021, nghe và cho ý kiến về một số chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn giai đoạn 2021-2025. Ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chủ trì phiên họp.

 

Toàn cảnh phiên họp
Toàn cảnh phiên họp

Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 3/ 2021, nghe và cho ý kiến về một số chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn giai đoạn 2021-2025. Dự thảo các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thanh Hóa trình bày tại phiên họp đã cơ bản bao quát được thực trạng cũng như hướng phát triển trong giai đoạn tới.

Cụ thể, tại phiên họp các đại biểu cũng đã thảo luận và cho ý kiến vào dự thảo Chương trình phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025; dự thảo Kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá về phát triển hạ tầng giai đoạn 2021-2025.

Theo dự thảo Chương trình phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025, phấn đấu đến năm 2025 xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn trở thành một trong những trung tâm đô thị - công nghiệp và dịch vụ ven biển đồng bộ, hiện đại, trọng điểm của cả nước; là trung tâm kinh tế động lực phía Nam, góp phần đưa tỉnh Thanh Hoá trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp nặng, trong tâm là phát triển công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo như: Lọc hóa dầu, luyện cán thép cao cấp, cơ khí chế tạo, điện…

Đối với dự thảo Kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá về phát triển hạ tầng giai đoạn 2021-2025, mục tiêu tổng quát là tập trung huy động tối đa và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, tạo sự kết nối giữa các trung tâm kinh tế động lực, các hành lang kinh tế; ưu tiên nguồn lực để đầu tư các dự án trọng điểm về giao thông, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng điện, thủy lợi, cấp thoát nước, các thiết chế văn hóa, thể thao và các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Dự thảo Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025 đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 du lịch Thanh Hoá trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ, thuộc nhóm các địa phương có ngành du lịch phát triển của cả nước. Toàn tỉnh có 1.050 cơ sở lưu trú/50.000 phòng; có 62.000 lao động, trong đó lao động qua đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chiếm 83,6%; tổng thu từ du lịch ước đạt 45.000 tỷ đồng, trong đó tổng thu từ khác quốc tế là 380 triệu USD...

Để đạt mục tiêu trên, dự thảo Chương trình đưa ra 9 nhóm nội dung triển khai thực hiện như quy hoạch phát triển du lịch; tu bổ, tôn tạo di tích; đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh…

Đối với Chương trình nâng cao chất lượng văn hóa, giáo dục, y tế giai đoạn 2021 - 2025, phấn đấu đến năm 2025 có 75% gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa; 100% đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố, thị xã có Trung tâm Văn hóa - thể thao; 100% cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hóa đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giữ vững và phát huy thành tích giáo dục mũi nhọn trong nhóm các tình, thành phố dẫn đầu cả nước. Đến năm 2025, toàn tỉnh có 81% trường đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số trở lên; trên 90% dân số được quản lý sức khỏe; 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; 95% Trạm y tế có bác sĩ…

Về Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025, mục tiêu là nâng cao hiệu quả sản xuất, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên kết vùng, kết nối với các vùng để phát triển; làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc…

Thảo luận tại phiên họp các ý kiến đã tập trung vào một số nội dung như huy động nguồn lực triển khai thực hiện Chương trình, chỉ tiêu đón khách du lịch, vấn đề tuyên truyền, quảng bá du lịch… đối với Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2021. Việc thực hiện chỉ tiêu trường đạt chuẩn Quốc gia; cân đối chỉ tiêu học sinh THPT đoạt giải Quốc gia hằng năm; vấn đề đầu tư và thu hút nguồn nhân lực trong ngành y tế… đối với Chương trình nâng cao chất lượng văn hóa, giáo dục, y tế giai đoạn 2021 - 2025. Nhu cầu vốn, các giải pháp thực hiện đối với Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025.

Kết luận các nội dung trên, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của các đơn vị phụ trách xây dựng các Chương trình. Đối với Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025, ông Tuấn lưu ý việc xây dựng Chương trình phải tập trung vào những thế mạnh của tỉnh, trong đó ưu tiên phát triển 3 loại hình du lịch theo Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu Chương trình phải nêu rõ các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch, xây dựng hình ảnh con người Thanh Hoá thân thiện, hiếu khách, các sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc sắc. Đồng thời, tính toán, làm rõ nguồn lực đầu tư cho du lịch, nhất là nguồn lực xã hội hoá; cập nhật, bổ sung một số dự án du lịch lớn, trọng điểm đã và sẽ triển khai… để thực hiện thành công mục tiêu đưa Thanh Hoá trở thành trọng điểm du lịch của cả nước.

Đối với Chương trình nâng cao chất lượng văn hóa, giáo dục, y tế giai đoạn 2021 - 2025, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cơ bản thống nhất với những nội dung Chương trình đề ra, đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo Chương trình bám sát Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị để rà soát, xác định lại mục tiêu chung và những mục tiêu cụ thể phù hợp với nghị quyết.

Về Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn yêu cầu làm rõ thêm các mục tiêu cụ thể; đưa ra giải pháp cho sự phát triển của từng vùng; giải pháp về đầu tư, cải tạo hồ, đập; bổ sung nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào, đặc biệt là khu vực vùng biên; vấn đề an ninh tôn giáo, an sinh xã hội, giải pháp tạo quỹ đất cho người dân xây dựng nhà ở và sản xuất vào Chương trình để triển khai thực hiện.

Với Chương trình phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025, ông Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh, Chương trình cần phải phân tích sâu, kỹ một số nội dung như, hoạt động xúc tiến đầu tư, xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn tới; cùng với đó là nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa, nguồn vốn để thực hiện Chương trình.

Hoài Thu

Bài liên quan

Tin mới

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.

Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên
Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), ngày 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến (DCHT) trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024
ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024

Kết thúc quý I/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK - mã chứng khoán ABB) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%; Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.