Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt thiếu sót, khuyết điểm tại Bộ Giáo dục & Đào tạo

Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra hàng loạt thiếu sót, khuyết điểm trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Ngày 12/1, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông báo Kết luận thanh tra số 65/TB-TTCP về Chuyên đề công tác quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo tại Bộ Giáo dục & Ðào tạo, Bộ Công thương và UBND 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa, Ðà Nẵng, Ðác Lắc, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu).

Theo đó, đối với Bộ Giáo dục & Ðào tạo, Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm trong công tác này. Ðáng chú ý, công tác xây dựng và rà soát, điều chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật trong giáo dục, đào tạo còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Ðội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, cơ cấu không hợp lý, trình độ không đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục. Chưa hoàn thành việc quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trong đó có mạng lưới trường sư phạm; việc tham mưu cho Chính phủ và ban hành bổ sung chính sách về lương, chế độ phụ cấp thâm niên và phụ cấp khác theo tính chất, kết quả và chất lượng công việc, phù hợp với vùng miền; chế độ ưu đãi đối với giáo viên, giảng viên, nhà giáo làm công tác quản lý giáo dục còn chậm.

Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt thiếu sót, khuyết điểm tại Bộ Giáo dục & Đào tạo - Hình 1

Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt thiếu sót, khuyết điểm tại Bộ Giáo dục & Đào tạo - Hình 2

Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều thiếu sót, khuyết điểm của Bộ Giáo dục & Đào tạo

Công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương; chưa bám sát thực tế phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển dân số tự nhiên dẫn đến mạng lưới cơ sở giáo dục tuy có tăng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, vẫn còn thiếu, chưa đủ tiêu chuẩn. Về biên chế sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo tại các địa phương tồn tại việc giao chỉ tiêu biên chế chưa đúng với quy định hiện hành của Bộ Giáo dục & Ðào tạo và Bộ Nội vụ, không đúng và đủ theo quy định về định mức số lượng người làm việc đối với từng cấp học.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục & Ðào tạo chưa thực hiện đầy đủ, thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra việc giao biên chế sự nghiệp giáo dục để kịp thời chấn chỉnh, yêu cầu các địa phương thực hiện đúng và đủ quy định pháp luật.

Về thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo, từ khi triển khai thực hiện các quy định của Luật Viên chức và Nghị định số 29/2012/NÐ-CP về tuyển dụng và quản lý viên chức đến thời điểm kiểm tra là 5 năm, Bộ Giáo dục & Ðào tạo chưa ban hành văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn, nội dung, hình thức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức ngành giáo dục. Việc không tổ chức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ngành giáo dục trong thời gian dài đã gây tâm tư, tâm lý không yên tâm công tác trong bộ phận không nhỏ viên chức ngành giáo dục.

Ðồng thời, Bộ Giáo dục & Ðào tạo chưa ban hành quy định tiêu chuẩn các chức danh giáo viên làm căn cứ để tuyển dụng thực hiện chế độ làm việc, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ và các chế độ chính sách khác theo quy định của pháp luật, theo quy định tại khoản 2, Ðiều 44, Quyết định số 70/2014/QÐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Ðiều lệ trường đại học. Việc thực hiện chế độ lương, phụ cấp đối với nhà giáo còn tồn tại nhiều bất cập, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, tâm lý, chất lượng công tác của bộ phận không nhỏ viên chức giáo dục. Việc kiến nghị, đề xuất về chế độ, chính sách đối với nhà giáo chưa được Bộ Giáo dục & Ðào tạo quan tâm đúng mức và kịp thời.

Cũng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, Bộ Công thương chưa tăng cường thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phát triển nguồn nhân lực; công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ. Một số đơn vị trực thuộc bộ, bổ nhiệm người không thuộc diện quy hoạch, bổ nhiệm người thiếu tiêu chuẩn chức danh, thực hiện công khai không đúng quy định.

Ðối với chín tỉnh, thành phố, việc giao chỉ tiêu không đúng định mức quy định của Bộ Giáo dục & Ðào tạo và Bộ Nội vụ. Bổ nhiệm thừa chức danh cấp phó, bổ nhiệm người không thuộc diện quy hoạch, bổ nhiệm người thiếu tiêu chuẩn chức danh. Phòng giáo dục & đào tạo, phòng nội vụ cấp huyện không thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ theo phân cấp trong công tác cán bộ; tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ chưa được giải quyết. Nhiều địa phương nhiều năm không tổ chức tuyển dụng giáo viên mà ký hợp đồng lao động, đáng chú ý có đơn vị ký hợp đồng với giáo viên, nhân viên thừa so với nhu cầu nhưng vẫn ký tiếp với số lượng lớn...

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục & Ðào tạo phối hợp Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành bổ sung chính sách về tiền lương theo vị trí việc làm, trình độ đào tạo, chế độ phụ cấp thâm niên và phụ cấp khác theo tính chất, kết quả và chất lượng công việc, phù hợp với vùng, miền; chế độ ưu đãi với giáo viên, nhà giáo làm quản lý giáo dục. Ðồng thời, nghiên cứu, sửa đổi văn bản liên quan đến định mức biên chế đối với cơ sở giáo dục công lập.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị ban hành văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn, nội dung, hình thức, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức ngành giáo dục. Các địa phương kiểm điểm rút kinh nghiệm, kiểm điểm trách nhiệm cá nhân và tập thể, đồng thời có các biện pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót được nêu trong kết luận thanh tra…

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm

Theo Tiến sỹ Vũ Lê Thái Hoàng thì tình hình hiện nay đặt ra nhiều câu hỏi cho ASEAN: Làm thế nào để duy trì vai trò trung tâm, thích ứng với sự thay đổi của khu vực và thế giới? Làm gì để cân bằng và hài hòa các mối quan tâm và lợi ích của các thành viên; cân bằng giữa đổi mới và bảo tồn các giá trị cốt lõi của ASEAN?

IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững
IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững

Gỡ 'thẻ vàng' IUU là bước đầu phát triển ngành thủy sản bền vững. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định như vậy khi trao đổi về việc cần phải gỡ "thẻ vàng" IUU.

Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06
Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06

Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Quảng Bình và Tổ Công tác triển khai Đề án 06 tỉnh vừa tổ chức phiên họp quý I/2024 để đánh giá kết quả triển khai hoạt động CĐS và Đề án 06 trong 3 tháng đầu năm.

Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện
Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp cho thấy nguồn điện cơ bản không thiếu, nhiên liệu được đáp ứng; song cần điều hành phù hợp, thông minh, thông suốt, hiệu quả với giải pháp tổng thể, đa dạng hóa nguồn điện, khẩn trương hoàn thành các đường dây tải điện, khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc pháp lý liên quan, Thủ tướng nhấn mạnh.

Hà Tĩnh lên phương án đảm bảo an ninh trật tự lễ khai trương mùa du lịch biển 2024
Hà Tĩnh lên phương án đảm bảo an ninh trật tự lễ khai trương mùa du lịch biển 2024

Nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong Lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 sẽ diễn ra tối 21/4/2024 tại Quảng trường Hồ Tùng Mậu, thuộc Khu du lịch Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đã tổ chức họp bàn để các phương án sẵn sàng.

MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online
MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online

Sau chuỗi sự kiện “Trạm sạc Sức bền 24h Khổng lồ”, từ ngày 20 tháng 4 năm 2024, Nestlé MILO sẽ lần lượt triển khai các hoạt động thú vị trên nền tảng số nhằm tạo sân chơi cho phụ huynh và trẻ em trên khắp cả nước dễ dàng tham gia để khám phá về sức bền và cách cải thiện sức bền, bao gồm “thử thách Bền Bỉ Hơn” trên Tiktok, “thử thách 7 ngày Bền Bỉ Hơn” trên Zalo cũng như ra mắt bài hát bền bỉ trên Youtube.