Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tháo gỡ khó khăn các chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm hiệu quả hơn, chất lượng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 93/TB-VPCP ngày 13/3/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại Phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 trực tuyến với các địa phương về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 và 2 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.

Thông báo nêu: Năm 2023 vừa qua, Quốc hội, Chính phủ và các địa phương đã rất quyết liệt, chủ động trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, hệ thống cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, cụ thể Quốc hội đã ban hành 2 Nghị quyết; Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành 1 Nghị định, 6 Thông tư, 4 Văn bản hướng dẫn; các địa phương đã ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung nhiều Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp, đặc biệt là Nghị quyết số 111/2024/QH15 về các cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 18/1/2024 tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5.

Tiến độ giải ngân vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được cải thiện và có chuyển biến tích cực, vốn đầu tư giải ngân được khoảng 83% kế hoạch được giao, vốn sự nghiệp giải ngân được khoảng 36,3% kế hoạch được giao; một số địa phương đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, linh hoạt, chủ động phân công, phân nhiệm rõ ràng cho các sở, ngành, cấp cơ sở và cam kết giải ngân 100% số vốn được giao trong năm 2024.

Thay mặt Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những kết quả tích cực, hành động quyết liệt của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, cấp ủy, chính quyền các cấp và Nhân dân các địa phương trong công tác triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian qua.

Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc như: Tỷ lệ giải ngân tuy có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn hạn chế, áp lực giải ngân năm 2024 rất lớn; cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông nông thôn tại một số địa phương có dấu hiệu xuống cấp, chưa được quan tâm đầu tư, duy tu, sửa chữa do hạn chế về nguồn vốn; nguồn vốn đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn khó khăn do sụt giảm các nguồn thu; năng lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ ở một số địa bàn, cơ quan, đơn vị còn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; có tình trạng một số địa phương không muốn hoàn thành thủ tục công nhận đạt chuẩn nông thôn mới hoặc thoát nghèo; công tác phối hợp, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm giữa các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương chưa thực sự hiệu quả …

Trong thời gian tới, để phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu được Quốc hội giao, quyết tâm giải ngân 100% vốn kế hoạch được giao trong năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương hơn nữa, quyết liệt hơn nữa để triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ, các Chỉ thị, Công điện, Thông báo kết luận và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm hiệu quả hơn, chất lượng hơn, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh manh mún, dàn trải, thất thoát, lãng phí, tiêu cực và lợi ích nhóm.

Trong đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ, cơ quan Trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, chủ động, quyết liệt chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nghiên cứu kỹ lưỡng để triển khai thực hiện ngay các cơ chế, chính sách đặc thù nêu tại Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/1/2024 của Quốc hội khóa XV; chủ động rà soát để kịp thời sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn, quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong phạm vi, lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền những khó khăn, vướng mắc (nếu có) để được hướng dẫn, xử lý theo đúng ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại Công văn số 1058/VPCP-QHĐP ngày 19/2/2024 của Văn phòng Chính phủ.

Tháo gỡ khó khăn các chương trình mục tiêu quốc gia
Tháo gỡ khó khăn các chương trình mục tiêu quốc gia

Các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm hướng dẫn, trả lời các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của các địa phương liên quan đến việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/1/2024 của Quốc hội khóa XV bảo đảm chi tiết, cụ thể, rõ ràng, tránh việc dẫn chiếu các quy định chung chung, mang tính nguyên tắc, chủ trương.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của các thành viên Chính phủ để hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2024.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, chế độ báo cáo trực tuyến trên Hệ thống giám sát, đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia và hoàn thành việc thiết lập Hệ thống giám sát, đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia trong tháng 4 năm 2024. Trên cơ sở đó, các Bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Hệ thống quản lý từng chương trình mục tiêu quốc gia và hoàn thành thiết lập liên thông dữ liệu với Hệ thống của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong Quý II năm 2024.

Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/1/2024 của Quốc hội khóa XV, đề xuất cụ thể giải pháp xử lý, cơ quan chủ trì và thời hạn báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2024.

Rà soát, tổng hợp, đề xuất giải pháp xử lý các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc giao, điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình mục tiêu quốc gia cho các bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2024.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương làm việc với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan để thống nhất các nội dung còn có ý kiến khác nhau, hoàn thiện dự thảo Nghị định về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, báo cáo Chính phủ trong tháng 3 năm 2024.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương làm việc với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp và các Bộ, cơ quan liên quan để thống nhất các nội dung còn có ý kiến khác nhau, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xác định người lao động có thu nhập thấp là đối tượng thụ hưởng của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 (được phê duyệt tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2024.

Ủy ban Dân tộc khẩn trương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan chủ động chuẩn bị, thực hiện các quy trình, thủ tục sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 để trình Thủ tướng Chính phủ ngay sau khi Quốc hội khóa XV phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình (dự kiến tại Kỳ họp thứ 7); hoàn thành trong tháng 6 năm 2024.

Đồng thời, khẩn trương hoàn thành việc điều chỉnh, bổ sung danh sách thôn đặc biệt khó khăn và phê duyệt danh sách thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trước ngày 15/3/2024.

Theo Chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Tiền Giang: Kịp thời ngăn chặn lô Iphone nhập lậu
Tiền Giang: Kịp thời ngăn chặn lô Iphone nhập lậu

Đội QLTT số 6, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang vừa tiến hành kiểm tra, phát hiện 2 cơ sở kinh doanh điện thoại di động nhập lậu qua nền tảng thương mại điện tử.

Cảnh báo tình trạng lừa đảo khi tham gia kinh doanh mô hình Dropshipping
Cảnh báo tình trạng lừa đảo khi tham gia kinh doanh mô hình Dropshipping

Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã cảnh báo tình trạng lừa đảo khi tham gia mô hình kinh doanh Dropshipping. Đối tượng lợi dụng mô hình kinh doanh này để dụ dỗ nhiều nạn nhân tham gia, sau đó chiếm đoạt tiền của “người bán hàng”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 7
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 7

Phát biểu bế mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, sau 27,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao theo đúng quy định của pháp luật và nội quy Kỳ họp, đến hôm nay, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và tiến hành phiên bế mạc.

Quốc hội thông qua 3 Luật sửa đổi về bất động sản
Quốc hội thông qua 3 Luật sửa đổi về bất động sản

Sáng 29/6, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 với 404/469 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.

Quảng Ngãi kiểm soát việc lợi dung tăng lương để tăng giá
Quảng Ngãi kiểm soát việc lợi dung tăng lương để tăng giá

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ngãi, đơn vị vừa triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình lợi dụng việc tăng lương để tăng giá trái phép. Một trong những biện pháp mà Cục đề ra là yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh ký cam kết, thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, bán theo giá niêm yết…

Bế mạc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội
Bế mạc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội và được chia làm 2 đợt (đợt 1, từ ngày 20/5-8/6 và đợt 2, từ ngày 17-29/6). Theo chương trình, sáng nay (29/6), Kỳ họp tiến hành phiên bế mạc.