Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thi đua, khen thưởng cần bám sát các nhiệm vụ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội

Văn phòng Chính phủ vừa phát đi Thông báo 134/TB-VPCP ngày 04/05/2022 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

Thông báo nêu rõ: Năm 2021 là năm đã diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước như: tổ chức thành công Đại hội lần thứ XIII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, kỳ họp thứ mười một Quốc hội khóa XIV và kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV đã kiện toàn các chức danh Nhà nước. Song chúng ta cũng gặp những khó khăn, thử thách to lớn, chưa từng có tiền lệ, đó là dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư ở nhiều địa phương với biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm hơn, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là đời sống, sức khỏe, tính mạng của Nhân dân.

Ảnh internet
Ảnh internet.

Đặc biệt, hưởng ứng Lời kêu gọi phòng, chống đại dịch Covid-19 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thay mặt Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát động Phong trào thi đua đặc biệt "Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19". Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương đã đẩy mạnh phong trào thi đua, tập trung giải quyết các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, nhất là phòng, chống dịch bệnh, qua đó góp phần thắng lợi trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhận thức vai trò, tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng có nơi, có lúc chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai phong trào thi đua của một số cấp ủy, chính quyền chưa thực sự sâu sát; công tác đánh giá, tổng kết các phong trào thi đua, công tác tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến ở một số nơi còn hạn chế. Các hoạt động cụm, khối thi đua chưa đồng đều và chưa được duy trì thường xuyên.

Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế trong công tác thi đua, khen thưởng năm vừa qua, chúng ta cần rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

Một là, các bộ, ngành, địa phương cần thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Càng khó khăn thì càng phải thi đua" để huy động được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Hai là, cần bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, căn cứ tình hình thực tiễn để tổ chức các phong trào thi đua phù hợp với từng ngành, lĩnh vực, địa phương, bảo đảm khả thi, thiết thực, hiệu quả, tránh bệnh hình thức. Đặc biệt lưu ý, thi đua, khen thưởng phải xuất phát từ Nhân dân; Nhân dân vừa là trung tâm, vừa là chủ thể của phong trào thi đua; mọi cơ chế, chính sách phải hướng tới Nhân dân và vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước.

Ba là, tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về thi đua, khen thưởng tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ nhằm thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

Công tác thi đua, khen thưởng bám sát các nhiệm vụ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội

Ảnh internet
Thi đua, khen thưởng phải xuất phát từ Nhân dân; Nhân dân vừa là trung tâm, vừa là chủ thể của phong trào thi đua; mọi cơ chế, chính sách phải hướng tới Nhân dân và vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước. Ảnh internet.

Thông báo nêu rõ, trong bối cảnh năm 2022 mặc dù thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen song khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Do đó, công tác thi đua, khen thưởng cần được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bám sát các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo các Nghị quyết của Chính phủ.

Công tác thi đua, khen thưởng cần tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Tổ chức phát động phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng và Nghị quyết Hội đồng nhân dân các cấp. Đẩy mạnh thi đua thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Đổi mới phong trào thi đua, gắn chặt với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị theo tinh thần "Đoàn kết, kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển".

- Tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua đặc biệt "Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19" và các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động gắn với Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 05 năm (2021-2025). Trong nhiệm kỳ này, các phong trào thi đua cần góp phần thúc đẩy việc xóa nhà dột nát tại các huyện nghèo trong cả nước bằng nguồn lực nhà nước và huy động các nguồn xã hội hóa, trong đó ưu tiên cho người có công, gia đình chính sách, vùng chiến khu cách mạng, những khu vực khó khăn.

- Nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, đảm bảo đúng quy định, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, kịp thời, có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương. Bên cạnh đó, cần tiếp tục kiện toàn bộ máy thi đua, khen thưởng các cấp theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; sáng tạo, đổi mới phương pháp làm việc; chú trọng đào tạo đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng đủ năng lực, phẩm chất, chuyên nghiệp, trách nhiệm, tận tụy.

Thủ tướng giao Bộ Nội vụ thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về công tác khen thưởng thành tích kháng chiến, phối hợp với các cơ quan của Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp sắp tới. Bên cạnh đó, cần sớm xây dựng Kế hoạch triển khai Luật để tổ chức triển khai ngay sau khi được ban hành.

Xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị chuyên đề để đánh giá sâu sắc, toàn diện các phong trào thi đua trong quý II năm 2022 nhằm tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, tiếp tục củng cố, phát triển các phong trào đang triển khai trong cả nước, đồng thời nghiên cứu kỹ lưỡng, phát động phong trào mới thiết thực, gắn với thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị tại các Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Theo Chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Sắp xếp cán bộ dôi dư sau sáp nhập xã, huyện như thế nào?
Sắp xếp cán bộ dôi dư sau sáp nhập xã, huyện như thế nào?

Theo Bộ Nội vụ, sau khi sắp xếp 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã, số cán bộ huyện dôi dư khoảng 2.500 người; cấp xã khoảng 27.900 người; cán bộ không chuyên trách cấp xã khoảng 16.000 người.

U23 Việt Nam thua U23 Iraq: Có tiến bộ nhưng không bù đắp được sai lầm
U23 Việt Nam thua U23 Iraq: Có tiến bộ nhưng không bù đắp được sai lầm

U23 Việt Nam cải thiện đáng kể về lối chơi nhưng vẫn thua vì điểm yếu cố hữu chưa khắc phục được.

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.

Mỹ đóng cửa một ngân hàng tại Philadelphia
Mỹ đóng cửa một ngân hàng tại Philadelphia

Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) thông tin, hôm 26/4, họ đã tịch thu ngân hàng Republic Bank có trụ sở tại Philadelphia, Mỹ với tài sản trị giá khoảng 6 tỷ USD và tiền gửi trị giá 4 tỷ USD tính đến ngày 31/1.

Giá lúa gạo hôm nay 27/4: Giá lúa gạo tiếp tục xu hướng tăng
Giá lúa gạo hôm nay 27/4: Giá lúa gạo tiếp tục xu hướng tăng

Hôm nay 27/4, giá lúa gạo duy trì ổn định. Thị trường giao dịch chậm do các kho, nhà máy bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4.

Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.