Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thị trường bất động sản cần "cú hích mới"

Tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản được thành lập nhưng các vấn đề bất động sản vẫn cần thời gian để giải quyết. Để tồn tại, các doanh nghiệp bất động sản cần tái cấu trúc và tập trung nguồn lực vào những dự án trọng điểm.

Chính phủ thành lập tổ công tác đặc biệt gỡ khó khăn cho bất động sản 

Thị trường bất động sản thời gian gần đây gặp nhiều khó khăn. Để khơi thông những ách tắc trong việc triển khai dự án tồn tại đã lâu, mở ra những hướng đi tích cực, mới đây Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký quyết định số 1435/QĐ-TTg thành lập tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương và doanh nghiệp.

Chính phủ thành lập tổ công tác đặc biệt gỡ khó khăn cho bất động sản. Ảnh minh họa
Chính phủ thành lập tổ công tác đặc biệt gỡ khó khăn cho bất động sản. Ảnh minh họa.

Quyết định này được kỳ vọng sẽ là động lực để thị trường đi vào ổn định hơn.

Trong bối cảnh có khoảng 705 dự án bất động sản, đô thị, nhà ở thương mại bị vướng mắc pháp lý thì theo Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA), quyết định thành lập Tổ công tác giúp phần nào lấy lại niềm tin và ổn định tâm lý thị trường, tâm lý khách hàng, nhà đầu tư.

Việc này cũng giúp tiếp thêm động lực để các doanh nghiệp tự cứu lấy chính mình, giữ chữ tín với khách hàng, đối tác, đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư và sản phẩm nhà ở hướng đến nhu cầu thực.

Vẫn chưa thể tháo gỡ vướng mắc cho bất động sản

Theo GS.TSKH. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường thì những vướng mắc của thị trường bất động sản hiện nay thì không thể giải quyết ngay: “Việc thành lập tổ công tác của Thủ tướng để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện dự án bất động sản bước đầu mới chỉ giúp khôi phục, tái tạo lại niềm tin chứ còn cách để tháo gỡ thực sự được những khó khăn, vướng mắc thì chưa có”.

Vấn đề nguồn cung trên thị trường bất động sản hiện nay đang gặp bế tắc. Mà để tháo gỡ thì phải bắt đầu từ hệ thống pháp luật. và việc thành lập tổ công tác ở thời điểm hiện tại cũng khó để tháo gỡ về mặt pháp luật.

Theo GS.TSKH. Đặng Hùng Võ, để tháo gỡ khó khăn thì việc tất yếu là sửa đổi Luật Đất đai, và phải sửa cho đúng. Việc sửa sai chỉ khiến thị trường bất động sản rơi vào khó khăn và gặp nhiều bất cập hơn nữa.

Đồng quan điểm thì PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc thành lập tổ công tác để tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản cũng không thể giải quyết ngay lập tức. 

Tháo gỡ khó khăn có thời gian và là cả quá trình: "Việc thành lập tổ công tác tạo sự gắn kết giữa các ban ngành, các địa phương trong việc giải phóng đất đai, đưa ra các dự án nhanh chóng đi vào hoạt động. Cùng với đó, đảm bảo quá trình đáp ứng nguồn nguyên vật liệu cho việc đầu tư xây dựng các dự án bất động sản góp phần phát triển thị trường ổn định", ông Thịnh đưa nhận định.

Thanh khoản giảm nhưng giá bán bất động sản vẫn ở mức cao

Thị trường bất động sản gần đây gặp nhiều khó khăn. Thanh khoản liên tục sụt giảm. Nhiều doanh nghiệp đưa ra các chính sách kích cầu để vực lại thanh khoản với nhiều ưu đãi lớn. Thậm chí có dự án chiết khấu lên tới 50% giá trị sản phẩm nếu khách thanh toán vượt tiến độ.

Tuy vậy, theo các chuyên gia, doanh nghiệp cần có thêm các chính sách, đồng thời tính toán lại giá bán sao cho phù hợp. Bởi thực tế, thanh khoản giảm nhưng giá bán bất động sản vẫn ở mức cao. Tính thanh khoản bất động sản thời gian qua có thể thấp nhưng hầu như giá bất động sản vẫn cao thì có giảm vẫn ở mức cao.

Theo PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, nhìn vào thực tế nhiều doanh nghiệp kiến nghị khó khăn về thanh khoản, đánh giá một cách khách quan là thị trường bất động sản cần tái cấu trúc.

Ông Thịnh cũng nhận định: “Chúng ta phải thấy rằng năm 2020, 2021 nền kinh tế rất khó khăn thì giá bất động sản vẫn tăng mạnh, còn trong năm 2022 các doanh nghiệp cho rằng thanh khoản giảm nhưng giá vẫn tăng liên tục. Và điều này tạo nên sự bất thường đối với thị trường bất động sản. Do đó, việc tái thiết lại thị trường bất động sản sẽ giúp thị trường phát triển ổn định và bền vững hơn”

Việc đi vay thêm vốn từ ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu nhưng vẫn không bán được hàng sẽ khiến tỷ lệ nợ ở các doanh nghiệp bất động sản tăng cao, sức ép tài chính trở nên nặng nề. Bởi vậy, theo chuyên gia kinh tế TS. Đinh Thế Hiển, các doanh nghiệp bất động sản hiện nay cần tái cấu trúc hoạt động kinh doanh.

Ông Hiển cho rằng: “Doanh nghiệp cần chọn tái cấu trúc bằng cách “hy sinh” dự án, lĩnh vực không phải cốt lõi để thu gọn tài chính, giảm nợ vay, chỉ tập trung một vài dự án chủ lực của mình để phát triển”

Để giúp thị trường bất động sản vượt qua khó khăn, Nhà nước cũng cần “cân nhắc” hỗ trợ một nguồn lực nhất định. Để dòng tiền không chảy tiếp vào bất động sản đầu cơ, lướt sóng, nguồn vốn này cần tập trung ở những vùng phù hợp với giá trị kinh tế phát triển, chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm.

Đây có thể là nguồn vốn nhất định cho vay hoặc hỗ trợ lãi suất cho người lao động chưa có nhà được vay để mua căn hộ, hoặc nhà ở theo tiêu chuẩn trung cấp trở xuống. Việc này vừa giúp tạo dòng tiền mới cho thị trường, vừa giúp người dân có nhà để ở theo tinh thần tự chọn lựa căn nhà phù hợp.

Hồng Nhung (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?
Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?

Việc sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài chỉ được thực hiện khi Việt Nam và nước ngoài ký kết thỏa thuận quốc tế cho phép người dân.

Thời tiết ngày 20/4: Nền nhiệt cả nước tăng
Thời tiết ngày 20/4: Nền nhiệt cả nước tăng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 20/4 Bắc Bộ đêm mưa dông, ngày nắng nóng. Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng gay gắt.

Brand Finance: Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, đạt 498,13 tỷ USD
Brand Finance: Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, đạt 498,13 tỷ USD

Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.

Tiếp tục phát hiện một số tiệm bán vàng trang sức không rõ nguồn gốc tại TP. Hồ Chí Minh
Tiếp tục phát hiện một số tiệm bán vàng trang sức không rõ nguồn gốc tại TP. Hồ Chí Minh

Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tăng cường kiểm tra một số doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng, phát hiện số lượng trang sức bằng kim loại màu vàng được bày bán kinh doanh không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu.

Giá heo hơi hôm nay 20/4: Toàn quốc đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 20/4: Toàn quốc đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay tăng 1.000 đồng/kg trên toàn quốc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 63.000 đồng/kg.

Xây dựng thương hiệu Supe Lâm Thao: Con Người là trung tâm
Xây dựng thương hiệu Supe Lâm Thao: Con Người là trung tâm

Ông Trần Đại Nghĩa - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Supe Lâm Thao) cho biết: Qua gần 62 năm xây dựng, bảo vệ và phát triển, từ các thế hệ tiền nhiệm cho đến hiện tại đều nhất quán chọn yếu tố văn hóa truyền thống là Con Người cho chiến lược xây dựng thương hiệu của mình.