Theo số liệu từ JLL Viết Nam, tại thị trường Hà Nội, tổng nguồn cung căn hộ ̣để bán mới trong quý III đạt 6.000 căn, giảm 10,5% theo quý và 19,5% theo năm. Về phía cầu, diễn biến dường như khả quan hơn với lượng bán đạt 6.500 căn, tăng 7,3% theo quý, tuy nhiên cũng giảm 18,9% theo năm. Trong đó, tỷ lệ giao dịch phân khúc trung cấp và bình dân vẫn đạt 75,5% tổng lượng bán trong quý II.

Trong khi đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh, lượng mở bán và giao dịch thành công gia tăng mạnh, lần lượt đạt 11.744 căn (tăng 53,9% qoq và giảm 39,2% yoy) và 12.919 căn (tăng 43,8% qoq và giảm 58,9% yoy), cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Thị trường BĐS diễn biến trái ngược tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh - Hình 1

Thị trường căn hộ trong quý III diễn biến trái ngược tại 2 thành phố lớn

Tình hình nói trên dẫn đến xu hướng đối lập trong giá BĐS tại 2 thị trường lớn. Tại Hà Nội, giá bán trên thị trường sơ cấp trung bình giảm 2% (qoq), đặc biệt ở phân khúc căn hộ sang trọng, nhằm mục đích kích cầu. Ngược lại, giá bán căn hộ trên thị trường sơ cấp liên tục tăng tại Thành phố Hồ Chí Minh, với mức tăng trong quý này đạt 4,9% (qoq). Trong khi đó, thị trường căn hộ thứ cấp tại cả 2 thành phố lớn đều ghi nhận mức giá tương đối ổn định.

Bên cạnh đó, tính chung trong chín tháng đầu năm, bất động sản vẫn cho thấy sức hút đối với các nhà đầu tư mới, cả trong và ngoài nước. Cụ thể, tính riêng trong quý III, có 1.200 doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực BĐS, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực này lên 3.500 doanh nghiệp kể từ đầu năm, tăng 62,4% so cùng kỳ năm 2016.

BĐS cũng là lĩnh vực ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất về số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng đầu năm. Tổng sản phẩm của ngành kinh doanh BĐS trong chín tháng đầu năm tăng trưởng 3,99% (yoy) và là mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Gia Huy