Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thị trường chứng khoán: 3 kịch bản với diễn biến VN-Index

Từ khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thị trường chứng khoán Việt Nam khai xuân - làm việc với phiên giao dịch ngày 15/2/2024 khá thuận lợi. Những ngày làm việc đầu tiên của năm 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận những phiên tăng trưởng tích cực.

Tích cực từ những ngày đầu năm

Kết thúc kỳ nghỉ Tết nguyên đán 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam khai xuân làm việc với phiên giao dịch ngày 15/2/2024 khá thuận lợi. Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng nhẹ +3,97 điểm, đạt mức 1.202,5 điểm. Độ rộng của thị trường duy trì tích cực khi nghiêng hẳn về bên mua. Mặc dù, áp lực chốt lời xuất hiện phiên chiều khi chứng khoán về tài khoản, nhưng sức ép không quá lớn.

Tâm lý hưng phấn của các nhà đầu tư duy trì đến hết tháng 2, khi phiên giao dịch cuối thán kết thúc với chỉ số VN-Index đạt 1.252,73 điểm. Độ rộng của thị trường khá cân bằng, có nghiêng nhẹ về bên bán.

Sang tháng 3, thị trường vẫn ở ngưỡng tích cực khi VN-Index bứt tốc hơn 40 điểm ngay trong 3 phiên giao dịch đầu tháng. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, thay phiên nhau tăng điểm, đẩy thị trường đi lên. Nhìn chung, sắc xanh vẫn luôn áp đảo trong những phiên giao dịch đầu tháng này.

Có thể thấy, dòng tiền duy trì tốt trên thị trường, lan tỏa và luân chuyển xoay vòng trong các nhóm ngành với nhiều cổ phiếu vượt đỉnh như ngân hàng, chứng khoán, thép, thủy sản, bất động sản, bán lẻ, hóa chất…

Nhiều chuyên gia lý giải, sự tích cực của thị trường chứng khoán là do, nền kinh tế đón nhận nhiều thông tin, như:

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2024 tăng 1,04% so  tháng trước và tăng 3,98% so tháng cùng kỳ năm ngoái. Bình quân 2 tháng đầu năm, CPI tăng 3,67% so cùng kỳ năm ngoái.

Trong 2 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 113,96 tỷ USD, tăng 18,6% so cùng kỳ năm ngoái; trong đó, xuất khẩu tăng 19,2%; nhập khẩu tăng 18%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 4,72 tỷ USD. Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam tiếp tục duy trì trên ngưỡng 50 điểm, đạt 50,4 điểm.

Đáng chú ý, trong tuần, Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2024 đã diễn ra. Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định về việc Chính phủ quyết tâm nâng hạng thị trường chứng khoán và chỉ đạo các bộ, ngành liên quan, khẩn trương triển khai các giải pháp gỡ vướng, tiến tới nâng hạng thị trường chứng khoán trong năm 2025.

Tuy nhiên, các chuyên gia có góc nhìn khá thận trọng về diễn biến tiếp theo của thị trường chứng khoán. Cụ thể, VN-Index vượt vùng cản mạnh 1.250 điểm - chưa đủ độ tin cậy, dù đà hưng phấn có thể tiếp tục đẩy thị trường tiếp diễn đà tăng để tiệm cận mức cản mạnh tại 1.300 điểm.

Lạc quan trong thận trọng

Nhận định về thị trường chứng khoán năm Rồng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tư vấn đầu tư và Quản lý tài sản FIDT Huỳnh Minh Tuấn nhìn nhận: “Thị trường chứng khoán năm 2024 sẽ lạc quan hơn nhiều so 2023. Kỳ vọng nâng hạng lên thị trường chứng khoán mới nổi vào năm sau là khả thi. Với sự hỗ trợ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, chúng ta có thể được nâng hạng thị trường vào tháng 9/2024. Với nền tảng của tiền rẻ, dòng vốn mới, chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế..., tôi dự báo, EPS năm sau có thể tăng trưởng trở lại ít nhất 20% so 2023”.

Cũng theo ông Tuấn: “Tăng trưởng kinh tế năm 2023 không quá tốt, nhưng chỉ số VN- Index vẫn tăng hơn 10%. Năm sau, Việt Nam có nhiều kỳ vọng tăng trưởng trong khoảng 6 - 6,5%, do chính sách tiền tệ – tài khóa có độ trễ nhất định, vì thế, sẽ phát huy vào năm sau. Bên cạnh đó, xuất nhập khẩu cũng phục hồi từ tháng 10 và 11/2023, cho thấy tín hiệu ban đầu của hồi phục kinh tế và là bước đệm cho năm 2024”.

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FinPeace Nguyễn Tuấn Anh nêu: “Sau giai đoạn 2022 - 2023 đi xuống và đi ngang ở đáy, chúng tôi kỳ vọng, năm 2024 có cơ hội tăng trưởng, đặc biệt ở thời điểm cuối năm. Đây cũng là điểm bắt đầu một chu kỳ lớn.

Thị trường chứng khoán năm 2024, sẽ trải qua 2 giai đoạn đáng chú ý. Giai đoạn đầu tiên là từ giữa đến cuối tháng 4/2024, sau mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2024. Tiếp đến là giai đoạn cuối năm, khi sự tự tin của nhà đầu tư về thị trường quay trở lại. Những mã cổ phiếu trụ cột về vùng sâu dưới định giá - sẽ là nòng cốt cho đợt tăng trở lại của VN-Index.

Nếu như, năm 2023 là thị trường dành cho các nhà đầu cơ giao dịch ngắn hạn, thì năm 2024, sẽ là lúc nhà đầu tư dài hạn tích lũy cổ phiếu giá trị vào đầu năm và tìm kiếm lợi nhuận đột biến trong nửa cuối năm”.

Đồng quan điểm, Giám đốc vĩ mô và chiến lược thị trường - Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) Trần Đức Anh cho rằng, động lực tăng trưởng của thị trường 2024, chủ yếu dựa trên câu chuyện hạ mặt bằng lãi suất và tăng trưởng của doanh nghiệp niêm yết.

Theo đó, dự báo tăng trưởng doanh nghiệp niêm yết, ước trong khoảng 15 - 20% năm 2024, dựa trên nền năm 2023 tăng trưởng thấp và yếu tố về định giá thị trường. Cụ thể, P/E thị trường hiện ở mức 15 lần – mức trung tính và là cơ sở để đánh giá thị trường 2024 sẽ có chuyển biến tốt hơn.

“Trong kịch bản tích cực, chúng ta có thể kỳ vọng, 2024 là năm bản lề để nền kinh tế quay trở lại chu kỳ tăng trưởng cao và bền vững, nhờ những chính sách hỗ trợ tài khóa, tiền tệ kết hợp với các điều kiện khách quan bên ngoài thuận lợi”, ông Đức Anh đánh giá.

Trong khi đó, Công ty CP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự báo, vùng điểm hợp lý của chỉ số VN- Index thời điểm cuối năm 2024 ở mức 1,330 điểm. Song, bên cạnh những yếu tố tích cực, các chuyên gia công ty này cũng lưu ý, rủi ro đến từ tình hình địa – chính trị bất ổn, tại nhiều khu vực trên thế giới. Ngoài ra, lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn năm 2024 còn lớn và vẫn là những dấu hỏi của thị trường, mặc dù giai đoạn khó khăn nhất của thị trường trái phiếu đã qua.

Chuyên gia của FIDT đưa ra 3 kịch bản với diễn biến chỉ số VN-Index năm 2024.

Với kịch bản lạc quan, VN-Index có thể đạt 1.420 điểm nhờ yếu tố, gồm: Kinh tế Việt Nam hồi phục tốt và xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ; kinh tế Mỹ tăng trưởng gần mức tiềm năng dài hạn; Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xử lý vấn đề pháp lý thị trường bất động sản và chất lượng tài sản hệ thống ngân hàng tốt lên; dòng vốn ngoại trở lại mạnh mẽ cho triển vọng nâng hạng.

Ngược lại, VN-Index ước đạt 1.300 điểm với kịch bản cơ sở, dựa trên các yếu tố, gồm: Kinh tế Việt Nam hồi phục tốt năm 2024; kinh tế Mỹ hạ cánh mềm; rủi ro từ trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản ở mức hạn chế, dòng vốn ngoại trở lại từ cuối quý II/2024.

Thậm chí, chỉ số này có thể xuống mức 1.150 điểm với kịch bản tiêu cực, dựa trên các yếu tố, gồm: Kinh tế Việt Nam hồi phục, nhưng còn bấp bênh; kinh tế Mỹ xảy ra suy thoái nhẹ; pháp lý bất động sản và rủi ro trái phiếu doanh nghiệp, chất lượng tài sản hệ thống ngân hàng chưa có nhiều cải thiện; dòng vốn ngoại vẫn tập trung ở thị trường phát triển.

Trong 3 kịch bản, kịch bản cơ sở có khả năng xảy ra cao nhất năm 2024 với 65%...

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Tỉnh Phú Yên chỉ còn 1 sàn giao dịch bất động sản hoạt động, vì sao?
Tỉnh Phú Yên chỉ còn 1 sàn giao dịch bất động sản hoạt động, vì sao?

Theo Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên, 6/7 sàn giao dịch bất động sản tại Phú Yên đang ở tình trạng tạm dừng hoạt động hoặc không còn hoạt động.

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Doanh nghiệp Việt khó cạnh tranh?
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Doanh nghiệp Việt khó cạnh tranh?

Nhiều tổng kho TMĐT của Trung Quốc đang ồ ạt mọc lên tại các địa bàn sát biên giới Việt - Trung như Hà Khẩu, Quảng Châu, Đông Hưng… nhằm đẩy mạnh đưa hàng hóa sang Việt Nam, các nước khu vực Đông Nam Á. Và các DN nội sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn trong cuộc đua thị phần bán hàng trên TMĐT.

Hà Nội thống nhất kéo dài quy định về giá dịch vụ giáo dục tạm thời
Hà Nội thống nhất kéo dài quy định về giá dịch vụ giáo dục tạm thời

Sáng 15/5, tại Kỳ họp thứ 16 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua việc ban hành Nghị quyết "Kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 4/7/2023 của HĐND TP quy định giá dịch vụ giáo dục tạm thời để thực hiện thí điểm đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách Nhà nước của TP. Hà Nội".

Chuyển cơ quan điều tra, xác minh, làm rõ gần 1 tấn cà phê nghi giả mạo nhãn mác
Chuyển cơ quan điều tra, xác minh, làm rõ gần 1 tấn cà phê nghi giả mạo nhãn mác

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang, đơn vị vừa chuyển hồ sơ vu việc phát hiện, thu giữ 1.900 gói cà phê (950 kg) bột, không có hàm lượng cafein, nghi giả mạo nhãn mác tới cơ quan Công an điều tra, xử lý theo thẩm quyền.

SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking
SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

Phương thức tạo mã xác thực giao dịch Smart OTP là giải pháp bảo mật hữu hiệu nhất giúp khách hàng doanh nghiệp thực hiện các giao dịch trực tuyến an toàn và thuận tiện hơn.

Cử tri đề nghị xử lý buôn lậu, trục lợi, đầu cơ, thao túng thị trường vàng
Cử tri đề nghị xử lý buôn lậu, trục lợi, đầu cơ, thao túng thị trường vàng

"Cử tri và Nhân dân lo lắng giá vàng liên tục biến động và tăng cao sẽ tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống người dân", Trưởng ban Dân nguyện thông tin.