Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thị trường xuất khẩu hàng Việt sang Trung Quốc sẽ sôi động

Trung Quốc chính thức gỡ bỏ quy định phòng chống dịch COVID-19 tại các cửa khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu từ ngày 8/1. Đây cũng là cơ hội để nông sản Việt Nam tăng sản lượng xuất khẩu vào thị trường quan trọng này.

Thị trường xuất khẩu sôi động trở lại

Theo Bộ Công Thương, Văn phòng cửa khẩu Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây thông báo sẽ duy trì thông quan trong dịp Tết Nguyên đán 2023. Từ ngày 21 đến 27/1 (tức ngày 30 tháng chạp đến mùng 6 Tết), tất cả cửa khẩu biên giới trên địa bàn Quảng Tây thực hiện thông quan hẹn trước. “Việc phía Trung Quốc khôi phục toàn diện hoạt động thông quan qua các cửa khẩu biên giới sẽ là cơ sở để hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc sôi động hơn trong thời gian tới”, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định.

Do vậy, Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp, địa phương, đặc biệt là địa phương có vùng sản xuất nông sản tập trung xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc, tiếp tục cập nhật thông tin về tình hình hàng hóa thông quan qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc và phối hợp chặt chẽ với các tỉnh trong công tác điều phối lưu lượng hàng hóa xuất khẩu qua địa bàn.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hạt điều lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ. Do đó, các DN điều Việt Nam rất kỳ vọng vào thị trường Trung Quốc sau mở cửa, nhất là mùa Tết. DN đã có sẵn hàng hóa, chỉ cần có đơn hàng là có thể xuất khẩu được ngay.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hạt điều lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ. Do đó, các DN điều Việt Nam rất kỳ vọng vào thị trường Trung Quốc sau mở cửa, nhất là mùa Tết. 

Ông Lê Bá Anh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), cho rằng việc mở cửa biên giới, bãi bỏ một số chính sách kiểm dịch của Trung Quốc sẽ rất thuận lợi cho việc xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới. Việt Nam và Trung Quốc đã duy trì việc quản lý danh sách DN đăng ký xuất khẩu thủy sản, đến nay Trung Quốc đã công nhận 802 DN thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc và Việt Nam đã công nhận 780 DN thủy sản Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam.

"Với ngành thủy sản, 2 nhóm ngành sẽ hưởng lợi trực tiếp là cá tra và hải sản đánh bắt do nhu cầu lớn từ Trung Quốc. Ngoài xuất khẩu bằng đường biển thì giao thương biên giới trở lại cũng góp phần cho tăng trưởng chung của ngành. Chính sách mới của Trung Quốc kỳ vọng sẽ giúp ngành thủy sản Việt Nam hồi phục sớm", ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhìn nhận.

Theo ông Bạch Khánh Nhựt, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hạt điều lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ. Do đó, các DN điều Việt Nam rất kỳ vọng vào thị trường Trung Quốc sau mở cửa, nhất là mùa Tết. DN đã có sẵn hàng hóa, chỉ cần có đơn hàng là có thể xuất khẩu được ngay.

Nhiều giải pháp tạo thuận lợi thông quan hàng hóa

Ngay từ đầu năm 2023, Trung Quốc mở cửa trở lại, các địa phương ở khu vực biên giới phía Bắc đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để tạo thuận lợi trong hoạt động thông quan hàng hóa cho DN, thúc đẩy xuất khẩu.

Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), ngay khi có thông tin Trung Quốc sẽ dỡ bỏ kiểm dịch, mở cửa biên giới, cục đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị ở các cửa khẩu sắp xếp nhân sự, tổ chức, bố trí nguồn lực để hỗ trợ DN xuất khẩu sang Trung Quốc.

Tại Lào Cai, Cục Hải quan tỉnh này đã yêu cầu các chi cục và đội kiểm soát hải quan kiểm tra, rà soát hệ thống cơ sở vật chất, bố trí nhân lực tại các khâu nghiệp vụ để thực hiện các quy trình thủ tục hải quan; bảo đảm thực hiện tốt quy trình kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao dịch thương mại qua biên giới.

Cá tra xuất khẩu kỳ vọng lớn vào thị trường Trung Quốc mở cửa sau dịch
Cá tra xuất khẩu kỳ vọng lớn vào thị trường Trung Quốc mở cửa sau dịch.

Theo ông Vương Trinh Quốc, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Lào Cai, đơn vị và các lực lượng quản lý biên giới của tỉnh đang tích cực chuẩn bị, kiểm tra trang thiết bị sẵn sàng cho việc nối lại hoạt động xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh. Còn ở khu vực cửa khẩu đường bộ Kim Thành, đơn vị chỉ đạo ngành chức năng lên kế hoạch phân luồng giao thông, hoàn thiện xây dựng, sớm đưa bãi KB2 vào hoạt động, với năng lực chứa 200 xe đầu kéo và xe thùng rỗng, khắc phục tình trạng ùn tắc, bảo đảm thông suốt và an toàn.

Tại Lạng Sơn, ông Vy Công Tường - Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh cho biết: Lực lượng hải quan đã sẵn sàng các kế hoạch để hoạt động giao thương trở lại bình thường trong năm 2023.

Tại Quảng Ninh, ông Hoàng Bá Nam - Bí thư Thành ủy Móng Cái cho hay để chuẩn bị cho khôi phục hoạt động thông quan, các lực lượng chức năng tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái tiến hành rà soát, kiểm tra lại hệ thống barie, bốt kiểm soát phục vụ kiểm tra, kiểm soát khu vực cửa khẩu; hệ thống máy soi hành lý, biển chỉ dẫn, điện chiếu sáng...

Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái cũng tiến hành tổng kiểm tra, rà soát thiết bị, máy móc, tổ chức phổ biến, quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ tại khu vực cửa khẩu nắm bắt kịp thời quy định mới trong hoạt động xuất nhập cảnh, vận hành trang thiết bị chuyên dụng. Đồng thời, bố trí 30 cán bộ, chiến sĩ làm thủ tục xuất nhập cảnh; xây dựng phương án phân luồng, trong đó cư dân biên giới sẽ bố trí luồng riêng, du khách luồng riêng để tránh tình trạng ùn tắc, bảo đảm hoạt động xuất nhập cảnh được thông suốt, an toàn.

Chủ động phòng dịch

Với việc Trung Quốc mở cửa biên giới và dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp cách ly phòng dịch COVID-19, dự kiến lượng người xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn thời gian tới sẽ tăng mạnh. Để kịp thời ngăn chặn các trường hợp mắc COVID-19 hoặc có biểu hiện nhiễm bệnh qua các cửa khẩu, tỉnh Lạng Sơn đã và đang tích cực, chủ động thực hiện một số biện pháp.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, trước sự thay đổi của một số nước trong chính sách phòng chống dịch COVID-19, ngoài việc tiếp tục duy trì các biện pháp phòng chống dịch như hiện nay, Việt Nam sẽ tăng cường giám sát, lấy mẫu xét nghiệm tại cửa khẩu gửi để giải trình tự gien đánh giá nguy cơ. Đối với các tỉnh, thành có cửa khẩu, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường lấy mẫu giám sát tại cộng đồng, rà soát lại hệ thống điều trị, hệ thống lưu trú trên địa bàn để phục vụ khách nhập cảnh.

Ông Đặng Viết Trường, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn, cho biết nhằm chủ động trước các tình huống, nhất là khi lượng khách xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu của tỉnh tăng lên, trung tâm đã triển khai các biện pháp theo đúng quy định của ngành. Trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, trung tâm vẫn bố trí cán bộ thực hiện giám sát y tế chặt chẽ đối với khách xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu. Ngoài ra, khi số lượng khách từ Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam tăng quá cao, trung tâm sẽ trang bị thêm các máy đo thân nhiệt từ xa, nhiệt kế điện tử, máy phun hóa chất, máy phun khử khuẩn... phục vụ công tác giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu để phát hiện sớm nhất và kịp thời trường hợp mắc COVID-19 cũng như một số loại bệnh truyền nhiễm khác.

Thông tin từ UBND TP Móng Cái cho hay dù nới lỏng biện pháp phòng dịch COVID-19 trong khu vực cửa khẩu nhưng địa phương vẫn yêu cầu người ra vào duy trì việc đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, không tập trung đông người; lái xe trung chuyển vẫn phải mặc áo bảo hộ, đeo khẩu trang, găng tay, bao giày, kính phòng chống dịch trong quá trình làm việc. TP Móng Cái vẫn duy trì đội lái xe trung chuyển thông qua danh sách đã được phía Trung Quốc chấp thuận và cấp mã vạch, cấp thẻ lái xe trung chuyển đủ điều kiện vào khu vực cửa khẩu làm việc.

Minh An (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.

Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên
Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), ngày 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến (DCHT) trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024
ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024

Kết thúc quý I/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK - mã chứng khoán ABB) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.