Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thịt gia cầm Việt Nam xuất khẩu chính ngạch vào Nhật Bản

Giữa tháng 8/2017, thịt gia cầm Việt Nam sẽ lần đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch vào Nhật Bản. Từ đây, mở ra nhiều cơ hội, hướng đi mới cho doanh nghiệp chế biến thịt gia cầm trong nước.

Cụ thể, Công ty TNHH Koyu & Unitek (liên doanh giữa Australia và Nhật Bản, đóng tại Khu công nghiệp Long Bình, tỉnh Đồng Nai) sẽ xuất khẩu 2 container thịt gà sang Nhật Bản vào tháng 8/2017; sau đó, trung bình mỗi tháng, doanh nghiệp xuất khoảng 300 tấn thịt gà.

Theo đánh giá của lãnh đạo Công ty TNHH Koyu & Unitek (Công ty Koyu & Unitek), khí hậu Việt Nam phù hợp chăn nuôi gia cầm, song do nguồn cung lớn nên khi tiêu thụ trong nước thịt gà có giá bấp bênh. Qua tìm hiểu thị trường, Công ty Koyu & Unitek nhận thấy Nhật Bản là một trong 3 quốc gia đứng đầu thế giới về nhập khẩu gia cầm với trên 900.000 tấn/năm. Đây là thị trường rất tiềm năng nhưng lại có những đòi hỏi rất khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thịt gia cầm Việt Nam xuất khẩu chính ngạch vào Nhật Bản - Hình 1

Tháng 8/2017, thịt gia cầm Việt Nam xuất khẩu chính ngạch vào Nhật Bản

Ông Jame Hiếu, Tổng Giám đốc Công ty Koyu & Unitek cho biết, Chính phủ Nhật Bản nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài song vẫn dành sự ưu tiên cho doanh nghiệp Nhật Bản (các công ty Nhật Bản đang sản xuất kinh doanh ở các nước khác). Từ đây, công ty đã liên doanh với một công ty của Nhật Bản để cùng sản xuất, thương thảo với cơ quan chức năng, đối tác từ Nhật Bản. Sau 3 năm chuẩn bị, cùng với sự hỗ trợ của các Bộ, ngành ở Việt Nam, tháng 6/2017, Cục Thú y Nhật Bản đã thông báo việc Nhật Bản đồng ý nhập khẩu thịt gia cầm và sản phẩm thịt gia cầm chế biến của Công ty Koyu & Unitek.

Ông Jame Hiếu chia sẻ, về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, Nhật Bản không theo chuẩn chung của thế giới mà tự đặt ra tiêu chuẩn riêng rất khắt khe. Với gà, trong quá trình nuôi tuyệt đối không được dùng thuốc phòng ngừa cúm; khu vực nuôi phải được Nhà nước công bố an toàn dịch; nhiều loại kháng sinh không được phép sử dụng; khi gà đến nhà máy, lực lượng thú y phải kiểm tra từng con. Ngoài ra, Nhật Bản quy định, người chăn nuôi không được dùng bất kỳ loại kháng sinh nào trong 10 ngày trước khi đem vào giết mổ.

Để đáp ứng yêu cầu của phía Nhật Bản, Công ty Koyu & Unitek đã xây dựng một chuỗi sản xuất khép kín từ con giống, quy trình nuôi, thức ăn, đến giết mổ, chế biến. Công ty đã nhập khẩu 42.000 con gà giống từ Pháp, số gà này mỗi tháng cho ra 500.000 gà con. Sau đó, toàn bộ số gà con sẽ được đưa về nuôi tại 2 trang trại (liên kết với công ty) và sau 35 ngày, gà đạt trọng lượng 2,2 kg/con thì đưa vào giết mổ. Do Nhật Bản chỉ nhập sản phẩm thịt gà đã qua chế biến nên doanh nghiệp đầu tư 6,5 triệu USD xây dựng nhà máy với công suất chế biến 50.000 con gà/ngày.

Nhằm đảm bảo sự bền vững, đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường Nhật, Công ty Koyu & Unitek đã liên kết với hai trang trại ở Đồng Nai. Các trang trại này được doanh nghiệp ký hợp đồng cung cấp con giống, thức ăn, giá thu mua, cử chuyên gia trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc.

Theo ông Jame Hiếu, so với tiêu thụ trong nước, khi xuất sang Nhật Bản, thịt gà có giá cao hơn khoảng 30%. Hiện đối tác từ Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu mỗi tháng hơn 2.000 tấn thịt gà, nhưng năng lực của công ty chỉ đáp ứng được 300 tấn/tháng. Qua quá trình tìm hiểu của công ty, nhiều nước châu Âu, Đông Nam Á đang có nhu cầu tiêu thụ số lượng lớn thịt gà đã qua chế biến. Nhằm mở rộng thị trường, tăng sản lượng xuất khẩu, Công ty Koyu & Unitek sẽ mở thêm nhà máy chế biến, liên kết với nông dân mở rộng quy mô chăn nuôi gà thương phẩm.

Ông Jame Hiếu cho rằng, Việt Nam có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thịt gia cầm, nhu cầu thịt gà trên thế giới rất lớn, thịt gia cầm của Việt Nam có nhiều cơ hội trên thị trường. Để xuất khẩu thành công, cơ quan chức năng Việt Nam cần làm việc với Chính phủ các nước, tăng cường xúc tiến thương mại, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường. Khi tham gia vào thương mại quốc tế, doanh nghiệp phải đầu tư lớn về tài chính, ưu tiên cho chất lượng sản phẩm, giữ chữ tín.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai, hiện Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã xây dựng đề án sản xuất theo chuỗi khép kín, xây dựng nhà máy giết mổ, chế biến thịt gà xuất sang Nhật Bản.

Đồng Nai là tỉnh có đàn gia cầm lớn nhất cả nước, nhiều công ty giết mổ, chế biến thịt gia cầm đang hoạt động. Doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu sản phẩm thịt gia súc và gia cầm, trứng gia cầm cần liên hệ với Cục Thú y để được hướng dẫn, tư vấn.

 Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng
Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng

Trong tháng 4/2024, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra 68 vụ việc, phát hiện 35 vụ vi phạm, đã xử lý 23 vụ vi phạm với tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng.

Kinh tế thế giới hy vọng gì vào Hội nghị mùa Xuân?
Kinh tế thế giới hy vọng gì vào Hội nghị mùa Xuân?

Kỳ họp mùa Xuân năm nay được đánh giá là gọn gàng và tập trung hơn so với các cuộc họp trước đây.

Bắc Giang triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Bắc Giang triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Công văn về việc triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) khởi tạo từ máy tính tiền trên địa bàn tỉnh.

Doanh nghiệp cần quyết tâm hơn trong việc chống hàng giả và xây dựng thương hiệu
Doanh nghiệp cần quyết tâm hơn trong việc chống hàng giả và xây dựng thương hiệu

Đó là đánh giá của Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Đỗ Hồng Trung tại Lễ kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4). Sự kiện do Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) vừa tổ chức.

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang đấu tranh hiệu quả các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại
Cục Quản lý thị trường Bắc Giang đấu tranh hiệu quả các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 389 tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nắm chắc tình hình, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh nhiều vụ việc, đối tượng vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, không để xảy ra điểm nóng.

U23 Việt Nam và U23 Malaysia hôm nay: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để chiến thắng?
U23 Việt Nam và U23 Malaysia hôm nay: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để chiến thắng?

U23 Việt Nam sẽ gặp U23 Malaysia tối nay, 20/4. Huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn phải điều chỉnh một vài vấn đề cho U23 Việt Nam để có thể thắng U23 Malaysia ở lượt trận thứ hai, lấy vé tứ kết U23 Châu Á.