Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

“Thông tư 19 tạo hành lang pháp lý cho hoạt động liên kết”

Đó là khẳng định của Bộ Trưởng Bộ TT& TT Nguyễn Bắc Son tại cuộ

Đó là khẳng định của Bộ Trưởng Bộ TT& TT Nguyễn Bắc Son tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2015, diễn ra chiều 1/4.

Bộ Trưởng Bộ TT& TT Nguyễn Bắc Son

Tại buổi họp báo, nhiều vấn đề nóng đang được báo chí và dư luận xã hội quan tâm cũng được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Nguyễn Văn Nên cùng lãnh đạo các bộ, ngành giải đáp, làm rõ.

Thông tư 19 được ban hành theo đúng quy định

Liên quan đến câu hỏi của phóng viên về Thông tư 19 của Bộ TT&TT ban hành cách đây 6 năm có nhiều bất cập, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định, Thông tư 19 năm 2009 triển khai nội dung chỉ đạo này để báo chí thực hiện hoạt động liên kết tốt hơn. Điều 1 Luật Báo chí hiện hành ghi rất rõ, báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. Như vậy, DN không có báo chí, trước đây một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước có báo chí (do một số cơ quan nhà nước chuyển thành DN nên vẫn có báo chí). Ví dụ, trước đây báo VietNamNet thuộc DN, sau đó chuyển về Bộ TT&TT; đài VTC trước thuộc DN cũng đã về Bộ. Tuy nhiên, trước đây đã có hoạt động liên kết tự phát để tư nhân núp bóng báo chí.

Năm 2007, dưới sự chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ đã giao Bộ TT&TT đánh giá lại tình hình hoạt động báo chí nói chung và hoạt động liên kết nói riêng, xây dựng hành lang cho hoạt động liên kết này để quản lý chặt chẽ. “Việc liên kết là cần để huy động nguồn lực xã hội về tài chính và nhân lực, nhưng chỉ liên kết trong các chương trình giải trí, chứ không được liên kết trong chương trình chính trị, xã hội” Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định.

Tuy nhiên, cũng theo Bộ trưởng Son, dự kiến trong tháng 6 tới, Bộ sẽ trình Chính phủ Luật Báo chí sửa đổi và trong tháng 10 sẽ trình Quốc hội. Trong khi chưa có luật quy định thì Ban Bí thư, Chính phủ yêu cầu phải có quy định, chế tài.

Trên cơ sở đó, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng giao Bộ TT&TT xây dựng, trình Thủ tướng quy chế về liên kết. Và sau đó, Bộ TT&TT có 2 tờ trình báo cáo Thủ tướng.

Lên quan đến vấn đề trên, Bộ Tư pháp khẳng định, Bộ TT&TT xây dựng văn bản này đúng quy định, quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đã lấy ý kiến Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh…, tiếp thu giải trình các vấn đề khác nhau. “Thông tư 19 được ban hành theo đúng quy định và đang có hiệu lực thi hành”, Bộ Trưởng Hà Hùng Cường khẳng định.

Trước những ý kiến lo ngại về việc liên kết chương trình truyền hình hiện nay đang bị tư nhân hóa, Bộ Trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết, hiện nay các đài phát thanh, truyền hình đều được cấp phép, đặc biệt là VTV đã có 168 giấy phép, tức là tạo điều kiện cho các đài. Nhưng vừa qua, VTV có một số sai phạm, như phát sóng khi chưa có giấy phép, thì phải xử phạt. Chính phủ đã chuyển Bộ Tư pháp xem xét.

Mới đây, Bộ Chính trị đã có 2 thông báo kết luận, khẳng định trong tình hình hiện nay, phải đặc biệt quản lý chặt công cụ quan trọng này, không để tự phát phát triển, phát triển báo chí đi đôi với quản lý tốt báo chí, không để lợi ích nhóm chi phối, báo chí không cần nhiều nhưng phải tinh, chất lượng.

“Đối với các đài quốc gia như VTV, VOV cần phải quản lý thống nhất chặt chẽ các khâu sản xuất nội dung chương trình, truyền dẫn phát sóng, bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ chính trị. Nghị định 16 năm 2015 vừa qua cũng ghi rõ nội dung này”, Bộ trưởng Son cho hay.

Thông báo Kết luận ngày 18/11/2014 của Bộ Chính trị cũng chỉ rõ định hướng là không có báo chí tư nhân, nhưng trong hoạt động báo chí có liên kết với tư nhân thì phải định hướng, chỉ đạo, quản lý, đây là vấn đề rất quan trọng phải làm rõ.

Thông tư 19 sẽ có một số vấn đề được sửa đổi bổ sung theo hướng chặt chẽ hơn, bảo đảm thu hút nguồn lực xã hội, tạo điều kiện cho các đài sản xuất các chương trình phong phú hơn. Không phải ngẫu nhiên mà Bộ TT&TT ra thông tư này, không phải tạo khó khăn mà tạo thuận lợi cho các đài, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động liên kết.

Không sử dụng ngân sách nhà nước để cơ cấu ngân hàng

Cũng tại cuộc Họp báo, vấn đề được nhiều phóng viên quan tâm xoay quanh câu chuyện tái cơ cấu, mua lại và xử lý các ngân hàng yếu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa qua - được Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, Chính phủ sẽ không sử dụng ngân sách nhà nước để cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng. Toàn bộ số tiền bỏ ra xử lý ngân hàng yếu, sẽ được thu hồi sau thời gian tái cơ cấu.

Nói về việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho rằng, khi ngân hàng thương mại gặp khó khăn, thua lỗ, NHNN cần có biện pháp xử lý phù hợp như yêu cầu tự tái cấu trúc; thực hiện hợp nhất, sáp nhập, mua lại tự nguyện hoặc bắt buộc. NHNN trực tiếp hoặc chỉ định ngân hàng thương mại nhà nước mua lại cổ phần, vốn góp của ngân hàng thương mại yếu kém, bảo đảm sự an toàn, ổn định, trật tự của hệ thống ngân hàng thương mại, thị trường tài chính và quyền lợi của người gửi tiền theo quy định.

Việc can thiệp bắt buộc của NHNN thông qua mua, tiếp quản ngân hàng thương mại yếu kém để xử lý, cơ cấu lại chỉ được thực hiện khi ngân hàng yếu kém không có khả năng tự tái cơ cấu, không sáp nhập, hợp nhất tự nguyện được hoặc trong trường hợp chỉ định ngân hàng thương mại nhà nước mua lại, nhận sáp nhập sẽ có tác động tiêu cực trực tiếp đến tình hình tài chính, hoạt động của ngân hàng thương mại nhà nước. Trong khi đó, việc áp dụng biện pháp phá sản ngân hàng trong bối cảnh hiện nay, qua phân tích và đánh giá cụ thể từng trường hợp cho thấy tổn thất cho Nhà nước và xã hội là rất lớn và có thể gây mất an toàn hệ thống.

“Việc NHNN mua, tiếp quản ngân hàng, mua lại toàn bộ cổ phần của ngân hàng yếu và chuyển thành ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước là cách làm phù hợp thông lệ quốc tế (nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã áp dụng). Đây cũng là biện pháp mạnh, khẳng định quyết tâm của Chính phủ, NHNN kiên quyết xử lý triệt để, tái cơ cấu những tổ chức này, đồng thời cảnh báo trách nhiệm của các cổ đông nói chung, nhất là các cổ đông lớn trong việc quản trị, điều hành, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng”, Bộ trưởng Nên nói.

Trước ý kiến lo ngại cho rằng, chủ trương mua lại các ngân hàng thua lỗ của NHNN có hiệu quả chưa rõ ràng, trong khi NHNN lại phải ôm vào một khoản nợ xấu lớn, rất khó xử lý và nguy cơ mất vốn cao, người phát ngôn của Chính phủ khẳng định, nguồn vốn để xử lý, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém chủ yếu là nguồn vốn huy động trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Ông Nên cũng nêu quan điểm của Chính phủ là không sử dụng ngân sách nhà nước để cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung và mua lại, xử lý ngân hàng yếu kém nói riêng. Trong trường hợp phải bỏ tiền ra để mua cổ phần của ngân hàng yếu kém thì NHNN sử dụng nguồn vốn của NHNN theo quy định của pháp luật. “Tất cả số tiền này sẽ được thu hồi sau thời gian tái cơ cấu lành mạnh tình hình tài chính bằng chính lợi nhuận của các ngân hàng này, cũng như bán lại số cổ phần đã mua cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước”, người phát ngôn Chính phủ khẳng định.

Ngoài ra, Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cũng khẳng định, trước hết, theo Quyết định 254 của Chính phủ, trong quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, những chủ trương, quan điểm xuyên suốt quá trình tái cơ cấu là quá trình liên tục, không chỉ tái cơ cấu đối với các tổ chức tín dụng yếu kém, mà còn tái cơ cấu các tổ chức tín dụng tốt và chưa tốt. Đối với những tổ chức tín dụng tốt thì tự tái cơ cấu để tốt hơn, đối với tổ chức tín dụng chưa tốt cũng sẽ có những cách thức để tự tái cơ cấu. Trong quá trình tái cơ cấu đó, bản thân các tổ chức tín dụng yếu kém hoặc bình thường đều có thể tự nguyện trao đổi, thỏa thuận và đi đến thống nhất xây dựng đề án tái cơ cấu trình NHNN phê duyệt. Từ năm 2011 đến nay, quá trình tái cơ cấu đã xử lý được những bước căn bản, xử lý các ngân hàng yếu kém - là nguyên nhân gây ra biến động của thị trường tiền tệ và ngân hàng trong giai đoạn cách đây 3 năm. Trong giai đoạn này, NHNN cũng đang chủ trương thực hiện đúng theo lộ trình của Đề án 254 và với vai trò quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng của mình. Quan điểm, chủ trương cũng là nhằm bảo đảm việc tái cơ cấu nằm trong tầm kiểm soát của Nhà nước và tránh đổ vỡ hệ thống. Trong quá trình đó, NHNN theo dõi rất sát diễn biến tình hình của từng tổ chức tín dụng, cũng như của toàn hệ thống để có những giải pháp phù hợp hỗ trợ thanh khoản kịp thời, đồng thời bảo đảm an toàn…

Thời gian qua, NHNN đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ ngành, đặc biệt là các cơ quan truyền thông - đã giúp cho việc chuyển tải các chủ trương về tái cơ cấu, làm cho người dân, người gửi tiền, bản thân thị trường rất yên tâm về sự an toàn của hệ thống.

Thanh Hoa

Tin mới

Chỉ thị mới về điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 gắn với tăng trưởng kinh tế
Chỉ thị mới về điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 gắn với tăng trưởng kinh tế

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

VPBank cùng chương trình Cặp lá yêu thương giúp các em nhỏ vùng cao có thêm cơ hội tới trường.
VPBank cùng chương trình Cặp lá yêu thương giúp các em nhỏ vùng cao có thêm cơ hội tới trường.

VPBank sẽ trích ra số tiền lên tới 1,8 tỷ đồng từ mỗi sổ tiết kiệm mở mới hoặc giao dịch trên VPBank NEO (thỏa mãn điều kiện) để đóng góp vào Quỹ Tấm lòng Việt, cùng chương trình Cặp lá yêu thương nối dài ước mơ tới trường cho các em nhỏ vùng cao.

Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trong sản xuất trồng trọt
Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trong sản xuất trồng trọt

UBND TP. Hải Phòng vừa có chỉ đạo tại Văn bản 867/UBND–NN yêu cầu UBND các huyện, quận nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trên địa bàn.

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có Chủ tịch mới
Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có Chủ tịch mới

Chiều 2/5, tại Văn phòng UBND huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của UBND tỉnh phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ông Tô Hiếu Trung, nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh.

Khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai
Khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai

Cục An toàn thực phẩm đề nghị các cơ quan liên quan khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại cơ sở bánh mì trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - cách đây 70 năm - giáng một đòn chí mạng vào các nước phương Tây, cũng như nỗ lực duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp. Lần đầu tiên, quân đội của một nước thuộc địa nhỏ bé tại châu Á - đã đánh bại quân đội một cường quốc tại châu Âu, tạo ra một cơn địa chấn chính trị, làm rung chuyển toàn thế giới…