Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thu hút FDI của Việt Nam trong bối cảnh năm 2024 sẽ áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Trong bối cảnh, nhiều quốc gia dự kiến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024, thách thức mới đối với Việt Nam là điều chỉnh chính sách phù hợp nhằm tạo lợi thế thu hút FDI mạnh mẽ hơn.

Áp lực trước thời điểm áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Ngày 15/12/2022, Liên minh Châu Âu (EU) đã thông qua kế hoạch áp thuế suất tối thiểu 15%. Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu là một nội dung chính trong chương trình chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) do OECD khởi xướng và đã được hơn 140 quốc gia đồng thuận.

Ảnh minh họa, nguồn internet
Ảnh minh họa, nguồn internet.

Theo Quy tắc này, các công ty lớn có doanh thu từ 750 triệu EUR trở lên sẽ bị áp dụng mức thuế suất tối thiểu 15%. Điều này có nghĩa, khi các công ty này đi đầu tư ở nước ngoài mà nộp thuế thu nhập tại nước đầu tư dưới mức 15% thì sẽ phải nộp phần chênh lệch tại nước nơi họ có trụ sở chính.

Gần đây nhất, ngày 23/12/2022, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua Đạo luật Điều chỉnh Thuế quốc tế, áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu từ ngày 01/01/2024. Dự đoán, quy định này của Hàn Quốc sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Dù thời điểm hiệu lực chưa đến, song không chỉ các nhà đầu tư lớn trên toàn cầu có những nghiên cứu, tính toán để xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư, mà nhiều quốc gia nhận đầu tư đã có những đối sách cụ thể. Điều này chắc chắn sẽ tác động rất lớn đến sự dịch chuyển trong dòng vốn đầu tư nước ngoài toàn cầu, tới thu hút FDI của Việt Nam ngay trong năm nay, chứ không phải đợi đến năm 2024.

Lo ngại trên không mới, vốn đã được nhắc đến khá nhiều lần suốt từ năm 2021, khi EU lên kế hoạch thực thi chính sách thuế này vào năm 2023, rồi bị chậm lại do có thành viên chưa đồng thuận. Song, khi Quốc hội Hàn Quốc thông qua Đạo luật điều chỉnh thuế quốc tế với nội dung chính là bổ sung điều khoản về thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu, áp dụng từ ngày 01/01/2024; cũng như EU bày tỏ quyết tâm thực hiện vào đầu năm 2024 bất kể còn thành viên phản đối, hay Nhật Bản sẽ xây dựng luật vào năm 2023…, tình thế đã rõ nét hơn nhiều.

Nhưng tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu không chỉ giới hạn trong thực hiện kế hoạch thu hút FDI. Trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 01/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng nhấn mạnh ý trên. “Đến thời điểm này, động lực tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vẫn phụ thuộc rất lớn vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, Bộ trưởng Phớc thẳng thắn thừa nhận.

Có thể thấy rõ thực trạng này khi trong kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu vượt mốc 700 tỷ USD của Việt Nam, 74% thuộc về khu vực FDI. Tách riêng ngành hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (ngành hàng có nhiều dự án quy mô lớn từ các tập đoàn toàn cầu, tiếp tục có đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt 55,54 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021), dễ dàng nhận thấy, nắm giữ hồn cốt của ngành sản xuất này cũng là khối doanh nghiệp FDI, với tỷ trọng ngày càng tăng.

Nếu năm 2019, khối doanh nghiệp FDI xuất khẩu đạt 32,047 tỷ USD, chiếm 89,20% kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng, tăng 13,94% so với năm 2018, thì năm 2020, con số này là 43,15 tỷ USD, tăng 34,7% và chiếm 96,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2021, khối FDI đóng góp 49,7 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm trước đó và chiếm 97,8%... 

Những con số trên có thể coi là thành quả của những nỗ lực rất lớn trong thu hút FDI của Việt Nam, nhưng cũng cho thấy trước áp lực rất lớn của kinh tế Việt Nam trong những năm tới nếu số lượng và cả chất lượng dòng vốn FDI đển Việt Nam giảm sút.

Cơ hội thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn mới

Nhờ thuế xuất khẩu giảm, chính sách thị trường chung và đặc biệt là chi phí sản xuất nội địa thấp, theo các chuyên gia kinh tế, trong thời gian tới, cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam nhiều nhưng thách thức cũng không ít.

h
Môi trường kinh doanh Việt Nam có lợi thế khá rõ về mức thuế thấp, ổn định chính trị. Ảnh internet.

Cho đến thời điểm này, một số quốc gia, nền kinh tế có định hướng thu hút đầu tư nước ngoài như Việt Nam có những thông điệp chính sách khá rõ.

Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc) đang nghiên cứu ban hành thuế suất thuế tối thiểu 15%. Nhiều nơi đã bắt tay sửa đổi chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với đầu tư nước ngoài… để kịp thời đưa vào thực hiện cùng thời điểm áp dụng thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu.

Có thể nói, cuộc cạnh tranh thu hút FDI trên toàn cầu chính thức bước sang một giai đoạn mới, với lợi thế trước mắt sẽ nghiêng về các nền kinh tế xuất khẩu vốn và các nền kinh tế nhập khẩu vốn có sự chuyển dịch kịp thời về lợi thế cạnh tranh khi công cụ thuế không còn ở vị trí chủ đạo.

Là quốc gia nhập khẩu vốn, đang áp dụng chính sách ưu đãi thuế khá rộng, theo ngành, lĩnh vực, địa bàn đầu tư, Việt Nam đang đứng trước hàng loạt câu hỏi lớn, trong đó lớn nhất có lẽ là làm sao duy trì được lợi thế thu hút đầu tư FDI; làm sao để tiếp tục thực hiện chính sách thu hút các nhà đầu tư lớn, các “đại bàng” thực sự tới các ngành, lĩnh vực mà nền kinh tế cần.

Cũng phải nói rõ, đối tượng chịu tác động trực tiếp của thuế tối thiểu toàn cầu là các công ty đa quốc gia có doanh thu hợp nhất toàn cầu hàng năm từ 750 triệu EUR (khoảng 19.500 tỷ đồng). Đây cũng là đối tượng nhắm đến của các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư ở nhiều quốc gia, nền kinh tế, nên cũng đang nhận được nhiều ưu đãi lớn, vượt trội...

Chia sẻ quan điểm này, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, thách thức để đạt được lợi thế cạnh tranh mới để duy trì tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam không hề nhỏ.

“Theo khảo sát của VCCI, so với các nền kinh tế cùng cạnh tranh thu hút FDI, môi trường kinh doanh Việt Nam có lợi thế khá rõ về mức thuế thấp, ổn định chính trị, trong khi đang bị thấp điểm ở 4 lĩnh vực là tình trạng tham nhũng, chất lượng cơ sở hạ tầng, dịch vụ công và tỷ lệ số lượng các quy định”, ông Tuấn cho biết.

Cùng với đó, theo ông Tuấn, các doanh nghiệp FDI cũng chờ đợi những cải thiện về chất lượng nguồn nhân lực, giá thuê đất, mặt bằng kinh doanh, chất lượng hạ tầng (năng lượng, khu công nghiệp), chi phí và chất lượng logistics, chính sách về khoa học công nghệ, chất lượng chính sách…

Mặc dù đây là các đầu việc được ưu tiên trong các kế hoạch cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, song dư địa thời gian để tạo nên những xoay chuyển rõ nét thực sự không còn nhiều.

Trước mắt, theo VCCI, Việt Nam cần có quan điểm rõ ràng trong việc áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu 15%, để từ đó có lộ trình thực hiện sửa các văn bản liên quan để luật hóa cam kết; thực hiện rà soát hệ thống khuyến khích, ưu đãi đầu tư để có sửa đổi phù hợp, có chương trình hỗ trợ các nhà đầu tư đang được hưởng ưu đãi thuế dưới mức 15%...

“Chúng ta cần xác định là, ngay cả khi không áp dụng, thì vẫn chịu tác động của chính sách thuế này”, ông Tuấn lý giải.

Lê Pháp (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Ngành hàng không tìm cách "hạ nhiệt" vé máy bay
Ngành hàng không tìm cách "hạ nhiệt" vé máy bay

Trong bối cảnh thiếu hụt tàu bay hiện nay, ngành hàng không nói chung và các doanh nghiệp hàng không nội địa đang nỗ lực tìm cách giải bài toán tải cung ứng, cũng như giảm nhiệt giá vé máy bay, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong khi dịp lễ 30/4 -1/5 và cao điểm Hè 2024 đang tới gần.

Huyện Hải Hậu tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW
Huyện Hải Hậu tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW

Huyện ủy Hải Hậu, tỉnh Nam Định vừa tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá XI về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Nam Định tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Nam Định tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Công văn số 440/UBND-VP5 gửi: Ban An toàn giao thông tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh, UBND các huyện, thành phố Nam Định, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Nam Định về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Giá lúa gạo hôm nay 20/4: Tăng với một số loại lúa và gạo
Giá lúa gạo hôm nay 20/4: Tăng với một số loại lúa và gạo

Hôm nay 20/4, giá lúa gạo thị trường trong nước điều chỉnh tăng với một số loại lúa và gạo. Gạo xuất khẩu điều chỉnh tăng sau nhiều phiên đi ngang. Nhu cầu lúa IR 504 và lúa thơm khá.

Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây
Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây

Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC – MCK: HCM) tăng trưởng ở hầu hết các mảng kinh doanh so với cùng kỳ năm 2023. Theo đó, doanh thu từ môi giới chứng khoán đạt 215 tỷ đồng, doanh thu từ cho vay ký quỹ đạt 339 tỷ đồng,…

Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc
Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình kiểm tra hộ kinh doanh Đinh Công Sách, địa chỉ đường Thiên Quan, phố Nam Giang, thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, tiến hành thu giữ, buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm.