Sau khi nghe báo cáo của địa phương, Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn đánh giá cao những thành quả mà Thái Nguyên đã đạt được trong việc bảo đảm cấp nước, an toàn trên địa bàn 2 T.P trong thời gian qua. Song, cũng cần nghiên cứu tính toán các giải pháp để đảm bảo về nguồn cung cấp nước sạnh cho khu trung tâm của T.P. Thực hiện công tác quy hoạch của T.P trên lĩnh vực quy hoạch đô thị để đảm bảo đô thị của T.P được xây dựng hiện đại, có an ninh trật tự và quan trọng nhất là phát triển đô thị gắn liền với môi trường “xanh”. Đồng thời, sử dụng cây xanh xử lý những điểm khiếm khuyết của kiến trúc đô thị .
Buổi làm việc có các đồng chí Hoàng Đức Khánh – Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên, đồng chí Hoàng Thái Cương – Bí thư T.P Sông Công, đồng chí Vũ Duy Nghĩa Phó Bí thư, Chủ tịch UBND T.P cùng các lãnh đạo phòng ban chuyên môn của Sở và T.P Sông Công.
Thứ trưởng cũng đã chỉ ra những tiềm năng, thể mạnh của địa phương để từng bước khai thác, phát huy để Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp và phát triển du lịch.
Hồ Ghềng Chè, Xã Bình Sơn, T.P Sông Công
Về phía, T.P Sông Công có nhiều lợi thế như không gian, diện tích rộng, xu thế phát triển ngày càng khang trang, hiện đại. Song bên cạnh đó, cần chỉnh trang để làm sao tổ chức thực hiện kiểm soát trật tự xây dựng đối với từng khu dân cư, tuyến phố tạo sự lan tỏa và ý thức tự giác cho người dân chỉnh trang bộ mặt đô thị của thành phố góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Thứ trưởng đã đi khảo sát Hồ Ghềnh Chè ở xã Bình Sơn (T.P Sông Công) (Ảnh: Hoàng Thiệp)
Trong chuyến công tác, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn đã đi khảo sát thực tế tại trên địa bàn tỉnh là đập Ghềng Chè (Hồ Ghềng Chè, Xã Bình Sơn, T.P Sông Công). Thứ trưởng đánh giá Hồ có tiềm năng về du lịch, có nhiều đảo, khung cảnh thiên nhiên và tiềm năng về du lịch sinh thái. Nhưng khi khai thác Hồ cần lưu ý giữ gìn cảnh quan thiên nhiên và có mật độ xây dựng thấp, bảo tồn mặt nước, cây xanh không phá vỡ cảnh quan.. Cần tuân thủ các quy định về bảo vệ rừng, kiến trúc cần có sự hài hòa với cảnh quan với các công trình tiện ích và đặc sắc để tạo điểm nhấn và ấn tượng với du khách.Về phía UBND tỉnh, thành phố cần có giải pháp quản lý quỹ đất đường vành đai 5 dẫn đến gần hồ đập.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng đi kiểm tra nhà máy nước thải Gia Sàng T.P Thái Nguyên
Trước đó, vào sáng cùng ngày 5/8, đồng chí Dương Văn Lượng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã có buổi làm việc tại T.P Sông Công để chỉ đạo về đề xuất hực hiện Đề án Làng du lịch cộng đồng hồ Ghềnh Chè ở xã Bình Sơn. Theo Đề án được T.P Sông Công xây dựng, Làng du lịch cộng đồng hồ Ghềnh Chè gồm đường bê tông quanh hồ, bến thuyền, phim trường, đảo hoa, bãi tắm, nhà sinh hoạt cộng đồng… nhằm phục vụ khách du lịch tham quan ngắm cảnh đẹp hồ Ghềnh Chè và trải nghiệm quá trình sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn. Tổng mức đầu tư thực hiện Đề án gần 21 tỷ đồng (từ nguồn hỗ trợ của Hàn Quốc, UBND T.P Sông Công và huy động đóng góp trong nhân dân).
Đoàn công tác kiểm tra thực tế tại hồ Ghềnh Chè
Tại buổi làm việc, đại diện nhân dân địa phương mong muốn được các cấp, ngành chức năng hỗ trợ bà con về vốn, kiến thức sản xuất chè theo hướng hữu cơ, xây dựng các điểm du lịch trải nghiệm trong quá trình thực hiện Đề án Làng du lịch cộng đồng hồ Ghềnh Chè.
Phát biểu kết luận, đồng chí Dương Văn Lượng bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ đối với đề xuất xây dựng Đề án của T.P Sông Công. Đồng chí đề nghị UBND Thành phố phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khẩn trương hoàn thiện Đề án để triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Đập Ghềnh Chè rộng khoảng 90 ha trên địa bàn của 4 xóm: Tiền Tiến, Khe Lim, Lát Đá, Kim Long, xã Bình Sơn, T.P Sông Công.
Thời điểm cường lũ tối đa đạt dung tích toàn bộ khoảng 2,5 triệu mét khối, dung tích hữu ích đạt trên 2 triệu mét khối. Nước từ hồ này được sử dụng phục vụ tưới cho 350ha đất nông nghiệp 2 vụ của 14 xóm thuộc xã Bình Sơn… Dân Số của xà là trên 9 500 người của trên 2400, diện tích 28 km2. Năm 1986, hàng trăm cán bộ, công nhân thuộc Công ty Gỗ Trụ Mỏ Đông Bắc (Bộ Công nghiệp cũ) đã về đây, với máy xúc, máy ủi, xe cơ giới làm nhiệm vụ ngăn đập, xây hồ. Khi tích nước những ngọn đồi, tạo thành 47 đảo lớn nhỏ. Hồ Ghềnh chè có tên trên bản đồ từ đó. Một khung cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ. Cả một vùng đất rộng của xã Bình Sơn có rừng cây bao quanh hồ nước. Tất cả như một cỗ máy điều hòa khổng lồ, thời tiết ở đây luôn thấp hơn so với ngoài T.P Thái Nguyên và T.P Sông Công khoảng 2 độ. Hơn thế, trong tiết trời mùa hè, dù nằng nồng oi đến mấy, thì khi bước dưới tán lá xanh, hoặc đi thuyền trên mặt hồ nước trong.
Trong 5 năm gần đây, hầu hết các tuyến đường vào hồ đã được nhân dân địa phương hiến đất, mở rộng, việc đi lại của nhân dân, du khách càng trở nên thuận lợi. Ngoài ra, trên địa bàn xã có nhiều đơn vị kinh tế, chính trị, xã hội như phục vụ cho du lịch như: Trại Ngựa Bá Vân với diện tích 62 ha là nơi nghiên cứu, bảo tồn, nhân giống và lai tạo rất nhiều giống ngựa. Đến thăm trại Bá Vân, bạn sẽ được ngắm nhìn rất nhiều loài ngựa với những đặc điểm khác nhau; Du khách có thể thưởng thức các sản phẩmđược UBND phê duyệt kết quả đánh giá và cấp Giấy chứng nhận đạt sao thuộc Chương trình OCOP tỉnh Thái Nguyên năm 2020 từ những đồi chè ngút ngàn của HTX Trà Cao Sơn với công nghệ sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGap - ORGANIC. Trải nghiệm tất cả các công đoạn sản suất trà sạch, an toàn, đậm đà hương vị của vùng đất “Đệ nhất danh trà” song cũng mang lại nhiều cảm xúc thú vị ….
Đây chắc chắn sẽ là trải nghiệm vô cùng thú vị dành cho bạn khi đến khám phá mảnh đất Thái Nguyên nói chung và ấn tượmg T.P Sông Công nói riêng tại xóm Khe Lim..
Hoàng Thiệp