Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chỉ thị số 01 của Thủ tướng về tăng cường tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 01 ngày 04/01/2024 về tăng cường tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ thị tăng cường tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ thị tăng cường tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước.

Theo kết quả giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, kết luận của các cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước và qua tổng hợp báo cáo, quyết toán ngân sách Nhà nước hằng năm cho thấy vẫn còn những tồn tại, hạn chế, lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước, tài sản công,… ảnh hưởng đến kỷ cương, kỷ luật hành chính và hiệu quả sử dụng nguồn lực ngân sách Nhà nước.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch UBND các địa phương tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp.

Về xây dựng, hoàn thiện thể chế, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương tập trung thực hiện rà soát, đánh giá, tổng kết và khẩn trương nghiên cứu, đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan theo quy định tại Nghị quyết số 23 ngày 28/07/2021 của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 và đề án "Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ ngân sách Nhà nước để bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương và chủ động của ngân sách địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan" để tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả.

Tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 và các luật, văn bản pháp luật có liên quan, khắc phục tình trạng chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tiếp tục rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về chi ngân sách Nhà nước, cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, quản lý sử dụng tài sản công theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ.

Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông vận tải theo chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tiếp tục rà soát, hoàn thiện, ban hành định mức, đơn giá phù hợp; chỉ đạo quản lý đầu tư công chặt chẽ, tiết kiệm chi ngay từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.

Các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương tiếp tục rà soát trình cấp có thẩm quyền ban hành đầy đủ các quy định, hướng dẫn triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 60 ngày 21/06/2021 của Chính phủ.

Thực hiện nghiêm các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 74/2022/QH15 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tăng tỉ trọng chi đầu tư phát triển

Thủ tướng yêu cầu tăng cường tiết kiệm chi thường xuyên; đẩy mạnh cơ cấu lại chi ngân sách Nhà nước, giảm dần tỉ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới cơ chế phân bổ chi thường xuyên, bảo đảm chi cho con người, an sinh xã hội, y tế, môi trường, quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ... theo quy định của pháp luật.

Năm 2024 cắt giảm, tiết kiệm 5% ngay từ đầu năm dự toán chi thường xuyên so với dự toán được giao để tăng cho đầu tư cho hạ tầng chiến lược, y tế, giáo dục.
Năm 2024 cắt giảm, tiết kiệm 5% ngay từ đầu năm dự toán chi thường xuyên so với dự toán được giao để tăng cho đầu tư cho hạ tầng chiến lược, y tế, giáo dục.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại chi ngân sách Nhà nước theo hướng bền vững, giảm tỉ trọng chi thường xuyên; tăng tỉ trọng chi đầu tư phát triển, chi trả nợ trong tổng chi ngân sách Nhà nước và giảm bội chi ngân sách Nhà nước theo quy định tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; bảo đảm giai đoạn 2021 - 2026, tỉ trọng chi thường xuyên bình quân khoảng 62 - 63% tổng chi ngân sách Nhà nước, phấn đấu giảm tỉ trọng chi thường xuyên xuống khoảng dưới 60%.

Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh dự toán chi theo quy định; chủ động cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết; giảm các khoản chi tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi công tác trong và ngoài nước, nhất là nghiên cứu, khảo sát nước ngoài.

Năm 2024 cắt giảm, tiết kiệm 5% ngay từ đầu năm dự toán chi thường xuyên so với dự toán được giao để tăng cho đầu tư cho hạ tầng chiến lược, y tế, giáo dục, biến đổi khí hậu và an sinh xã hội; đồng thời thông báo cho các cơ quan, đơn vị biết để chủ động tiết kiệm trong cân đối thu chi.

Quán triệt yêu cầu triệt để tiết kiệm các khoản chi ngân sách Nhà nước, nhất là chi thường xuyên ngay từ khâu xác định nhiệm vụ; bảo đảm việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước.

Chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Xử lý số dư, chuyển nguồn, quyết toán các nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách Nhà nước theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn; không chuyển nguồn sang năm sau đối với các khoản kinh phí đã hết nhiệm vụ chi hoặc hết thời gian giải ngân để giảm bội chi ngân sách Nhà nước; rà soát để thu hồi các khoản tạm ứng chi ngân sách kéo dài nhiều năm đã hết thời gian thực hiện theo quy định.

Đẩy mạnh việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tiễn của từng ngành, từng đơn vị để giảm chi thường xuyên và cơ cấu lại ngân sách Nhà nước. 

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong việc quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước.

Phương Thảo (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Hàng loạt nhà xe vi phạm giao thông trên địa bàn TP Hà Nội
Hàng loạt nhà xe vi phạm giao thông trên địa bàn TP Hà Nội

Sở Giao thông vận tải (GTVT) thành phố Hà Nộ cho biết đã có danh sách gần 50 xe khách biển kiểm soát thuộc các tỉnh, thành phố như: Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Ninh Bình, Nam Định, Hòa Bình, Hà Giang, Hải Phòng, Sơn La, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Nghệ An... vi phạm giao thông trên địa bàn Hà Nội.

Địa ốc Mỹ Phú bị xử phạt do vi phạm công bố thông tin trái phiếu
Địa ốc Mỹ Phú bị xử phạt do vi phạm công bố thông tin trái phiếu

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty TNHH Đầu tư và kinh doanh Địa ốc Mỹ Phú.

Đơn vị nào được tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế?
Đơn vị nào được tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế?

Danh sách mới nhất về các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam mới được Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố bao gồm 87 đơn vị.

2 cổ đông lớn liên tiếp công bố bán ra cổ phiếu CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH)
2 cổ đông lớn liên tiếp công bố bán ra cổ phiếu CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH)

Chỉ trong 2 ngày, 2 cổ đông lớn liên tiếp công bố bán ra cổ phiếu CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã HAH - sàn HOSE) với tổng khối lượng hơn 5,4 triệu cổ phiếu.

Petrosetco lên kế hoạch tổ chức Đại hội lần 2 vào 14/6
Petrosetco lên kế hoạch tổ chức Đại hội lần 2 vào 14/6

Sau lần 1 không thể tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên, Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco, mã PET - sàn HOSE) lên kế hoạch tổ chức Đại hội lần 2.

Lạng Sơn: Quyết không để hình thành đường dây, tụ điểm phức tạp về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Lạng Sơn: Quyết không để hình thành đường dây, tụ điểm phức tạp về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Chiều 15/5, BCĐ 389 tỉnh Lạng Sơn tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Lạng Sơn về tình hình công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 4 tháng đầu năm 2024, các nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tới. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn, Trưởng BCĐ 389 tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp.