Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thủ tướng hội kiến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Tổng thống Sri Lanka

Chiều 26/5, nhân dịp thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị

THCL Chiều 26/5, nhân dịp thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc hội kiến với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon và Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena.

Thủ tướng hội kiến với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon. Ảnh: VGP/Quang  Hiếu

Tại cuộc hội kiến với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam cam kết tích cực tham gia vào các nỗ lực của Liên Hợp Quốc vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững; tăng cường tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, phát huy vai trò thành viên tại các cơ quan Liên Hợp Quốc như Hội đồng Nhân quyền, Hội đồng Kinh tế và Xã hội.

Thủ tướng cho biết Việt Nam đang xây dựng kế hoạch triển khai Thỏa thuận COP21 về Biến đổi khí hậu, Chương trình Nghị sự 2030 và Các mục tiêu phát triển bền vững, cảm ơn Liên Hợp Quốc đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong việc cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho người dân bị thiệt hại nặng nề do hạn hán và xâm nhập mặn.

Tổng Thư ký Ban Ki Moon đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam và cam kết Liên Hợp Quốc luôn sẵn sàng hỗ trợ để Việt Nam có thể phát huy và nâng cao vai trò hơn nữa trong các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, hy vọng Việt Nam sẽ sớm cử thêm nữ sĩ quan tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc trong thời gian tới. Chia sẻ những khó khăn của Việt Nam do hậu quả của hạn hán, biến đổi khí hậu, Tổng Thư ký Ban Ki Moon thông báo đã bổ nhiệm đặc phái viên về vấn đề chống hạn hán để hỗ trợ các nước.

Về Biển Đông, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nhắc lại lập trường nhất quán ủng hộ việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, mong ASEAN và Trung Quốc hợp tác để thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena. 
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Trước đó, hội kiến với Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena, hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường quan hệ hai nước, thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp, định kỳ tổ chức và phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương hiện có, phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, tăng cường hơn nữa giao lưu nhân dân, phát huy hiệu quả các tổ chức hữu nghị hai nước.

Về hợp tác phát triển kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác kỹ thuật với Sri Lanka trong lĩnh vực nông nghiệp; đề nghị Tiểu ban Hợp tác Thương mại hai nước tăng cường trao đổi và đề ra các biện pháp thúc đẩy, đưa kim ngạch thương mại tăng trưởng cao hơn, tương xứng với tiềm năng; hai bên cần nhanh chóng xác định các lĩnh vực khuyến khích đầu tư giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí.

Thủ tướng cũng cảm ơn Sri Lanka đã ủng hộ Việt Nam ứng cử các cơ quan của Liên Hợp Quốc và mong Sri Lanka ủng hộ ứng cử viên của Việt Nam ứng cử vào vị trí Tổng Giám đốc UNESCO nhiệm kỳ 2017-2021. Thủ tướng cũng đề nghị Sri Lanka quan tâm và ủng hộ lập trường của ASEAN và Việt Nam trong giải quyết vấn đề Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

Tổng thống Sri Lanka bày tỏ ngưỡng mộ trước những thành tích vượt bậc mà nhân dân và Chính phủ Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp; mong muốn học hỏi kinh nghiệm phát triển đất nước của Việt Nam thông qua việc tăng cường trao đổi đoàn các cấp, trong đó Sri Lanka sẽ cử một đoàn doanh nghiệp do Thủ tướng Sri Lanka dẫn đầu thăm Việt Nam trong thời gian tới.

Theo Chinhphu.vn

Tin mới

Công tác cán bộ được Đảng xác định là khâu “then chốt”
Công tác cán bộ được Đảng xác định là khâu “then chốt”

Công tác cán bộ được Đảng xác định là khâu “then chốt”, là vấn đề mà nhân dân, dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm. Việc lựa chọn, bố trí nhân sự vì thế luôn được các thế lực thù địch lợi dụng để đưa ra đồn đoán, xuyên tạc với những thông tin sai lệch.

Cổ phiếu TAR sẽ bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5
Cổ phiếu TAR sẽ bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới ban hành Quyết định số 414 về việc huỷ bỏ niêm yết bắt buộc với cổ phiếu TAR của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An.

Phát Đạt (PDR) chốt quyền phát hành thêm hơn 134 triệu cổ phiếu
Phát Đạt (PDR) chốt quyền phát hành thêm hơn 134 triệu cổ phiếu

CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR – sàn HOSE) vừa thông báo, ngày 13/5 tới sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành thêm.

CTCP Xuất nhập khẩu Than – Vinacomin (CLM) sẽ chốt quyền chia cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 30%
CTCP Xuất nhập khẩu Than – Vinacomin (CLM) sẽ chốt quyền chia cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 30%

Ngày 15/5 tới đây, CTCP Xuất nhập khẩu Than – Vinacomin (CLM – sàn HNX) sẽ chốt quyền chia cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 30%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 3.000 đồng.

Hơn 220 người nhập viện vì nghi bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai
Hơn 220 người nhập viện vì nghi bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Tính đến trưa 2/5, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, Bệnh viện Đa khoa cao su Đồng Nai đã tiếp nhận 222 trường hợp nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì.

Quảng Bình đình chỉ 2 khu du lịch hoạt động không có giấy phép
Quảng Bình đình chỉ 2 khu du lịch hoạt động không có giấy phép

Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình vừa đình chỉ 2 khu du lịch hoạt động không có giấy phép thuộc huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình).