Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hưng Yên

Chiều 11/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác Chính phủ có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hưng Yên về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.

THCL Chiều 11/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác Chính phủ có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hưng Yên về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hưng Yên - Hình 1Thủ tướng làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hưng Yên

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng đánh giá Hưng Yên có bước chuyển mình đáng kể sau 20 năm tái lập. Tỉnh có nhiều lợi thế như là tỉnh trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô, có dân trí cao, hệ thống giao thông thuận lợi.

Tuy nhiên, tỉnh chưa khai thác, tận dụng triệt để các tiềm năng, lợi thế. Quy mô kinh tế còn nhỏ bé, thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Môi trường đầu tư kinh doanh còn có nhiều vấn đề, nhất là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) có xu hướng giảm. Tuy có tiến bộ, nhưng số lượng doanh nghiệp thành lập mới còn thấp.

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới, là một địa phương nằm trong vùng Thủ đô, với nhiều điều kiện thuận lợi, tỉnh cần có quyết tâm, biện pháp cụ thể để nhanh chóng phát huy tiềm năng, thế mạnh, xây dựng, phát triển Hưng Yên thành một tỉnh giàu mạnh. “Việc đầu tiên là cần làm tốt công tác quy hoạch ngành, lĩnh vực. Từng m2 đất ở khu vực nào, làm gì, phải được định hình trong phát triển tỉnh Hưng Yên”, Thủ tướng nhấn mạnh. Đi liền với quy hoạch là kết nối tốt hạ tầng.

Nhấn mạnh quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, giám đốc các sở, ban, ngành, đến lãnh đạo huyện, xã phải chuyển động trong phát triển, khắc phục ngay sự thụ động, trông chờ. “Quê hương của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, quê hương đổi mới sáng tạo thì phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để đi đầu trong một số việc để phát triển tỉnh nhà”, Thủ tướng bày tỏ.

Yêu cầu Hưng Yên cần xác định rõ mục tiêu ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế, Thủ tướng cho biết kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy, kinh tế tư nhân trong nước là động lực của nền kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước thực hiện một số hoạt động trong các lĩnh vực mà tư nhân không có động cơ làm. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là quan trọng nhưng khó có thể là trụ cột của nền kinh tế.

Thủ tướng yêu cầu tỉnh cần có quyết tâm chính trị trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển mạnh doanh nghiệp; khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. “Tôi giao cho các đồng chí phấn đấu có khoảng 16.000 doanh nghiệp vào năm 2020, tăng gấp đôi với với hiện nay”, Thủ tướng đặt đề bài và cho rằng, tỉnh cần có một chuyên đề bàn về vấn đề này để làm sao xứng đáng với thương hiệu “Nhất Kinh kỳ, nhì Phố Hiến”.

Hưng Yên cầu quan tâm xử lý thông tin phản hồi của người dân, doanh nghiệp. Các cấp chính quyền cần làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Thủ tướng đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh có cơ chế trực tiếp chỉ đạo giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp, có quan hệ tương tác hiệu quả với doanh nghiệp để thu hút đầu tư.

Cho rằng Hưng Yên còn chậm trong xây dựng nông thôn mới, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến chưa nhiều, chậm xây dựng thương hiệu nông sản, Thủ tướng nói: “Bài toán thương hiệu cần đặt ra để các đồng chí trăn trở ngày đêm. Tại sao một tỉnh có nhiều đặc sản nổi tiếng như thế mà không xây dựng được một thương hiệu mạnh?”

Hưng Yên hoàn toàn có thể trở thành địa phương cung ứng thực phẩm chất lượng cao, sạch cho Thủ đô, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, đặc sản chất lượng cao, phát triển nông nghiệp hữu cơ mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt của thị trường Hà Nội.

Hưng Yên cần tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, nhân rộng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao đạt mức thu nhập 500 triệu đồng/ha như nhiều địa phương khác.

Về phát triển công nghiệp, Hưng Yên tập trung phát triển công nghiệp chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, chế biến nông sản, phục vụ nông nghiệp, phát triển theo cụm ngành, tức là tạo ra hệ sinh thái công nghiệp. Tỉnh phấn đấu có 2 triệu lượt du khách vào năm 2020, gấp 5 lần hiện nay. Hưng Yên cần làm tốt công tác tiếp thị địa phương, thay đổi cách làm xúc tiến thương mại và đầu tư như từ trước đến nay.

Tỉnh cần đẩy mạnh quản lý nhà nước về môi trường, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm như khai thác cát sỏi trái phép, bảo đảm các tiêu chuẩn môi trường. Trong phát triển phải chú ý bảo vệ môi trường, để làm sao người giỏi, người giàu, người có năng lực về Hưng Yên ngày càng đông.

Thủ tướng yêu cầu tỉnh chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, các giải pháp ngay từ đầu năm 2017, tháo gỡ ngay các khó khăn, tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Các cơ quan Trung ương phải đổi mới tư duy, tạo điều kiện cho địa phương có cơ chế để phát triển.

Về một số kiến nghị của tỉnh, Thủ tướng nhất trí về chủ trương, giao các bộ, ngành liên quan xem xét, giải quyết, báo cáo Thủ tướng.

Tại cuộc làm việc, Hưng Yên đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh lập quy hoạch và triển khai Thành phố công nghiệp để phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ, tạo động lực phát triển thành tỉnh công nghiệp.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?

Nhằm: Xác định các danh mục dự án cụ thể, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện.

PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định
PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định trong thời điểm nắng nóng sắp tới, đồng thời đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên diện rộng, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đưa ra nhiều giải pháp và chủ động thực hiện từ sớm. Ông Nguyễn Ngọc Bình - Phó giám đốc PC Hòa Bình đã có những chia sẻ cùng bạn đọc xung quanh vấn đề này.

Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Chính sách pháp luật thuế và chính sách pháp luật chuyên ngành cần được củng cố, sửa đổi, bổ sung nhằm bao quát toàn bộ các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn điện tử đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT.

Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore
Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore vừa cung cấp thông tin về việc quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore.

Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore
Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ hai, Indonesia xếp thứ ba, Trung Quốc xếp thứ tư, và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore.

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.