Các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp cho thấy nguồn điện cơ bản không thiếu, nhiên liệu được đáp ứng; song cần điều hành phù hợp, thông minh, thông suốt, hiệu quả với giải pháp tổng thể, đa dạng hóa nguồn điện, khẩn trương hoàn thành các đường dây tải điện, khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc pháp lý liên quan, Thủ tướng nhấn mạnh.
Sáng 20/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và thời gian tới, nhất là trong mùa cao điểm nắng nóng 2024.
Cùng tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh, lãnh đạo các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty trong lĩnh vực năng lượng.
Nhắc lại tình trạng thiếu điện cục bộ trong năm 2023, Thủ tướng nhấn mạnh trong năm nay phải tập trung cho công tác điều hành và củng cố năng lực truyền tải điện; tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
Nhu cầu tiêu thụ điện trong thời gian mùa khô, từ tháng Năm đến tháng Bẩy được dự báo tăng trưởng rất cao (lên đến 13%, cao hơn nhiều so với kế hoạch khoảng 9,6%), riêng miền Bắc dự kiến tăng kỷ lục 17% so với cùng kỳ năm 2023.
Để bảo đảm cung ứng điện năm 2024, đặc biệt là cao điểm mùa khô, ngay từ tháng 11/2023, Bộ Công Thương phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các bộ, ngành, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch cung ứng điện cho năm 2024; xây dựng các phương án phân phối điện; kịch bản cân đối sản lượng điện; cân bằng công suất các nhà máy điện; thực hiện các giải pháp về vận hành các nhà máy điện; thúc đẩy các dự án đầu tư xây dựng các công trình điện.
Bộ Công Thương đã ban hành các Quyết định phê duyệt kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2024; biểu đồ cấp than cho phát điện; kế hoạch cấp khí cho phát điện; đặc biệt, phê duyệt riêng kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô từ tháng Tư đến tháng 7/2024.
Cùng với đó, thực hiện giám sát chặt chẽ tình hình cung cấp nhiên liệu than, khí cho phát điện; tổ chức các đoàn công tác rà soát việc chuẩn bị cung ứng điện mùa khô tại các đơn vị phát điện, truyền tải, phân phối điện; thúc đẩy tiến độ công trình đường dây 500 kV Quảng Trạch – Phố Nối để kịp phục vụ cung ứng điện vào tháng cao điểm.
Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương khẳng định, việc cung ứng điện cho năm 2024 về cơ bản sẽ được bảo đảm.
Những năm tới, sau khi đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối được đi vào vận hành với đầy đủ các điều kiện kỹ thuật cần thiết, hệ thống điện miền Bắc sẽ được bổ sung tăng cường công suất/điện năng từ miền Trung và miền Nam.
Tuy nhiên, với tỷ trọng nguồn thủy điện chiếm hơn 32%, cung-cầu nội miền của khu vực miền Bắc nhiều thời điểm sẽ xuất hiện tình trạng mất cân đối trong trường hợp tình hình thủy văn bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự cố các tổ máy nhiệt điện than. Do đó, việc bổ sung sớm nguồn điện mới, đặc biệt là các nguồn điện chạy nền cho miền Bắc là hết sức cần thiết…
Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã báo cáo về tình hình hoạt động các nhà máy điện, các biện pháp bảo đảm các nhà máy vận hành ổn định, đặc biệt không bố trí lịch bảo dưỡng, sửa chữa trong các tháng mùa khô, nắng nóng.
Sáng nay, 20/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về việc thực hiện các giải pháp đảm bảo cung ứng điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
Để bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng, an ninh cung cấp điện cho sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng của Nhân dân trong thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ thị gửi đến các cơ quan, bộ, ngành liên quan với những yêu cầu cụ thể.
"Đây là lợi ích của quốc gia, của dân tộc, của toàn dân, không phải việc của riêng ai, nên cùng với các đơn vị chủ công, nòng cốt, thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, huy động sức mạnh tổng lực để triển khai, bù lại tiến độ, thời gian bị chậm trước đây, quyết tâm hoàn thành, đưa vào vận hành công trình trong tháng 06/2024", Thủ tướng nhấn mạnh.
Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp. Chuyến công tác đã một lần nữa thể hiện vai trò, uy tín, đóng góp trách nhiệm của Việt Nam đối với các vấn đề toàn cầu, đồng thời, tạo động lực mới cho việc tăng cường hơn nữa quan hệ song phương Việt Nam – Brazil và Việt Nam – Cộng hòa Dominica.
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo khánh thành vào tháng 2/2013, được đặt bên cạnh những vĩ nhân nổi tiếng khác của nhân loại, như lãnh tụ, Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, Anh hùng dân tộc Cuba José Martí…
Việt Nam và Dominica có nhiều nét tương đồng: Cùng có vị trí chiến lược ở mỗi khu vực; kinh tế nhiều lợi thế, tiềm năng đa dạng; văn hoá giàu bản sắc, phong phú, luôn lấy văn hóa là gốc vững, là cội nguồn bản sắc dân tộc; lý tưởng tương đồng, mục tiêu cao nhất là độc lập dân tộc và ấm no, hạnh phúc của nhân dân; chính trị tin cậy lẫn nhau; có khát vọng vươn lên giàu mạnh, hùng cường...
Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền (PRM), Thị trưởng thành phố Santo Domingo, bà Carolina Mejia bày tỏ mong muốn thiết lập kênh liên lạc và tăng cường hợp tác giữa hai Đảng nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm xây dựng Đảng và lãnh đạo của đảng cầm quyền, nhất là lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội ở mỗi nước.
Tổng thống Luis Abinader đánh giá cao những bước tiến bền vững mà Việt Nam đã đạt được, cũng như vai trò nổi bật của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương.
Văn phòng Quốc hội thông báo, hôm nay, thứ Sáu, ngày 22/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe tờ trình, thảo luận 4 Luật sửa đổi gồm: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân...
Chủ tịch Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc (IBK) Kim Sung-tae mong muốn Chính phủ Việt Nam tạo các điều kiện thuận lợi cho các hoạt động mở rộng hợp tác, đầu tư, làm ăn lâu dài, bền vững tại Việt Nam.