Sáng 14/09, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị thẩm định Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định đồng chủ trì hội nghị.
Cùng dự hội nghị có lãnh đạo các bộ, ban, ngành, địa phương là thành viên Hội đồng Thẩm định, các chuyên gia phản biện.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh công tác quy hoạch có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển.
Đây là lần đầu tiên chúng ta triển khai xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia theo Luật Quy hoạch trên cơ sở bám sát để cụ thể hóa đường lối Đại hội XIII của Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), các nghị quyết của Trung ương, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 05 năm và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm, hướng tới các mục tiêu phát triển đất nước tới năm 2025, 2030 và 2045. Quy hoạch phải tuân thủ các quy định của pháp luật, bảo đảm chất lượng, khả thi, phù hợp tình hình đất nước, với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược.
Sáng 13/09, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, chủ trì phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo. Phiên họp được tổ chức trực tuyến giữa đầu cầu Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngày 06/09, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Tám năm 2022, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các đại biểu phát biểu ý kiến “đúng, trúng”, đi thẳng vào vấn đề thảo luận.
“Nếu không thay đổi tư duy kinh tế thì dẫu có điều chỉnh thể chế thì cũng là thể chế cũ, là “bình mới rượu cũ”. Mô hình đặc khu kinh tế đã giúp nhiều quốc gia vươn lên và nhanh chóng tham gia vào các nhóm quốc gia công nghiệp phát triển. Thời thế mới thì các mô hình đặc khu sẽ như thế nào?".
Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp. Chuyến công tác đã một lần nữa thể hiện vai trò, uy tín, đóng góp trách nhiệm của Việt Nam đối với các vấn đề toàn cầu, đồng thời, tạo động lực mới cho việc tăng cường hơn nữa quan hệ song phương Việt Nam – Brazil và Việt Nam – Cộng hòa Dominica.
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo khánh thành vào tháng 2/2013, được đặt bên cạnh những vĩ nhân nổi tiếng khác của nhân loại, như lãnh tụ, Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, Anh hùng dân tộc Cuba José Martí…
Việt Nam và Dominica có nhiều nét tương đồng: Cùng có vị trí chiến lược ở mỗi khu vực; kinh tế nhiều lợi thế, tiềm năng đa dạng; văn hoá giàu bản sắc, phong phú, luôn lấy văn hóa là gốc vững, là cội nguồn bản sắc dân tộc; lý tưởng tương đồng, mục tiêu cao nhất là độc lập dân tộc và ấm no, hạnh phúc của nhân dân; chính trị tin cậy lẫn nhau; có khát vọng vươn lên giàu mạnh, hùng cường...
Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền (PRM), Thị trưởng thành phố Santo Domingo, bà Carolina Mejia bày tỏ mong muốn thiết lập kênh liên lạc và tăng cường hợp tác giữa hai Đảng nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm xây dựng Đảng và lãnh đạo của đảng cầm quyền, nhất là lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội ở mỗi nước.
Tổng thống Luis Abinader đánh giá cao những bước tiến bền vững mà Việt Nam đã đạt được, cũng như vai trò nổi bật của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương.
Văn phòng Quốc hội thông báo, hôm nay, thứ Sáu, ngày 22/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe tờ trình, thảo luận 4 Luật sửa đổi gồm: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân...
Chủ tịch Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc (IBK) Kim Sung-tae mong muốn Chính phủ Việt Nam tạo các điều kiện thuận lợi cho các hoạt động mở rộng hợp tác, đầu tư, làm ăn lâu dài, bền vững tại Việt Nam.