Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Công bố quy hoạch công khai để nhân dân hiểu, ủng hộ, làm theo quy hoạch, giám sát và thụ hưởng

Tỉnh phải phổ biến, quán triệt quy hoạch sâu rộng hơn bằng nhiều hình thức khác nhau để nhân dân hiểu, nắm rõ, từ đó ủng hộ quy hoạch, làm theo quy hoạch, giám sát việc thực hiện quy hoạch và thụ hưởng với tinh thần "Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm - Dân thụ hưởng".

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu

Đó là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vào sáng 6/4, tại thành phố Huế, khi tham dự “Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024”.

Cùng tham dự hội nghị có ông Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương; ông Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; Đại diện lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan Trung ương và địa phương; đại diện các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế; đại diện một số nhà đầu tư trong nước và quốc tế trên địa bàn.

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Tại hội nghị, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1745/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 và Quyết định phê duyệt Quy hoạch chung đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Hai Quy hoạch này có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, tạo hành lang pháp lý trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhanh, toàn diện và bền vững, tạo không gian phát triển mới, khơi thông nguồn lực và khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh khác biệt của tỉnh; từng bước tháo gỡ những “điểm nghẽn”, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị di sản; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo đó, đã xác định mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; là một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao”.

Thủ tướng Chính phủ trao quyết định về qui hoạch
Thủ tướng Chính phủ trao quyết định về quy hoạch.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng: Quy hoạch Thừa Thiên Huế toàn diện theo định hướng: Bản sắc, thông minh, thích ứng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, bền vững.

Thủ tướngnhấn mạnh, Thừa Thiên Huế có vị trí chiến lược quan trọng, đặc biệt, là cầu nối từ Bắc vào Nam. "Việc phát triển Huế toàn diện là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu". Thừa Thiên Huế có tiềm năng to lớn về phát triển kinh tế biển-đầm phá với hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á. Đây là vùng đất địa linh, nhân kiệt, văn hiến, cố đô lịch sử, thành phố di sản của thế giới, với 5 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận (gồm: Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế); đặc biệt là hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thừa Thiên Huế có hệ thống giáo dục, y tế phát triển với Đại học Huế, Trường Đại học Phú Xuân, Trường Quốc học Huế, Bệnh viện Trung ương Huế…

Người Thừa Thiên Huế có bản sắc, nét đẹp văn hóa đặc trưng, "rất Huế", hiền hòa, tinh tế, chân thành, hiếu khách, chịu thương, chịu khó, yêu lao động, có truyền thống hiếu học lâu đời. Con người là yếu tố quan trọng nhất, quyết định với sự phát triển của Thừa Thiên Huế.

Thủ tướng nhận xét, tỉnh Thừa Thiên Huế còn nhiều khó khăn, hạn chế, thách thức, do đó phải luôn giữ trạng thái cân bằng tích cực, "thắng không kiêu, bại không nản". Thừa Thiên Huế có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, ít diện tích đất canh tác; thiên tai, mưa bão, lũ lụt, ngập úng, trượt lở đất, xói mòn… Quy mô của nền kinh tế của tỉnh còn nhỏ; GRDP bình quân đầu người thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ. Thu hút đầu tư còn thấp, chưa có được những dự án sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, tác động lan tỏa, kết nối các chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực. Nguồn lực khoa học công nghệ, nhân lực chất lượng cao còn hạn chế. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền có mặt còn hạn chế...

Để hoàn thành mục tiêu trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ tướng yêu cầu Thừa Thiên Huế, cần tập trung phối hợp với bộ, ngành hoàn thành thủ tục về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội; để năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương nếu đủ điều kiện. Đồng thời phải luôn đổi mới tư duy, tầm nhìn phát triển, khai thác tối đa nguồn lực bên trong, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa; quan tâm đầu tư cho giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực số, đổi mới giáo dục nghề nghiệp, ưu tiên các lĩnh vực tiềm năng của tỉnh như du lịch, tài chính, công nghệ thông tin, y tế chuyên sâu...

Trao quyết định đầu tư
Trao quyết định đầu tư

Thủ tướng đề nghị tỉnh phải phổ biến, quán triệt quy hoạch sâu rộng hơn bằng nhiều hình thức khác nhau để nhân dân hiểu, nắm rõ, từ đó ủng hộ quy hoạch, làm theo quy hoạch, giám sát việc thực hiện quy hoạch và thụ hưởng với tinh thần "Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm - Dân thụ hưởng".

Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, cùng toàn thể các bộ, ngành và lãnh đạo các cấp của tỉnh Thừa Thiên Huế: Đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được; tạo khí thế, động lực mới cho phát triển.

                                                                                                      Trần Minh Tích

Bài liên quan

Tin mới

Thông tin chứng khoán đáng chú ý ngày 17/5
Thông tin chứng khoán đáng chú ý ngày 17/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 17/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm thứ 8 liên tiếp
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm thứ 8 liên tiếp

Sáng 16/5, Bộ Công Thương công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023. Lễ công bố nằm trong khuôn khổ Hội thảo ‘Ứng dụng công nghệ để phát triển ngành Thương mại điện tử và Logistics hiện đại, bền vững’.

Hải Phòng: Tổ chức hội nghị cung cấp Thông tin và giao ban báo chí tuần 20
Hải Phòng: Tổ chức hội nghị cung cấp Thông tin và giao ban báo chí tuần 20

Chiều 16/5, Ban Tuyên giáo Thành uỷ, Sở Thông tin truyền thông và Hội nhà báo TP. Hải Phòng phối hợp tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí tuần 20 năm 2024 (tháng 5). Đồng chí Đào Khánh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy chủ trì Hội nghị.

Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 17/5
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 17/5

Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 17/5 của các công ty chứng khoán.

Xử phạt 30 triệu đồng đối tượng kinh doanh hàng hóa nhập lậu
Xử phạt 30 triệu đồng đối tượng kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 30 triệu đồng đối với ông Đ.V.H. (trú tại xã Hải Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

Thông cáo báo chí ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị Trung ương 9
Thông cáo báo chí ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị Trung ương 9

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII khai mạc sáng ngày 16/5 tại Thủ đô Hà Nội. Thông cáo báo chí của Văn phòng Trung ương, trong ngày làm việc đầu tiên.