Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xem xét, đánh giá thực trạng tình hình xử lý văn bản sau rà soát

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Tư pháp đánh giá, báo cáo kết quả rà soát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc pháp lý mang tính cấp bách, ở tầm luật cần tập trung nghiên cứu, tháo gỡ và dự kiến đề xuất phương án phân công các bộ, ngành nghiên cứu, xử lý.

Chiều 7/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong các quy định pháp luật
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong các quy định pháp luật.

Cùng tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Phó Trưởng ban; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng ban; lãnh đạo các bộ, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo.

Theo Quyết định số 603/QĐ-TTg ngày 8/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ đạo có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Sau khi Ban Chỉ đạo được thành lập, ngay trong ngày 8/7/2024, Thường trực Chính phủ và Ban Chỉ đạo đã họp phiên thứ nhất để xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó xác định rõ các nhiệm vụ mà Bộ Tư pháp (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo) và các bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện.

Cụ thể là rà soát, sửa đổi các nội dung liên quan đến phân cấp, phân quyền (các bộ, ngành Trung ương tập trung thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước, xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kiểm tra, giám sát, thi đua khen thưởng, đánh giá, tổng kết); cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; xóa bỏ cơ chế xin - cho; chống phiền hà, sách nhiễu, tăng chi phí cho người dân và doanh nghiệp; khơi thông, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, lấy đầu tư công, nguồn lực Nhà nước dẫn dắt và kích hoạt mọi nguồn lực hợp pháp khác, trong đó, cả vốn đầu tư nước ngoài.

Trên cơ sở rà soát, xây dựng một luật sửa đổi, bổ sung một số luật với trình tự, thủ tục rút gọn để xử lý các vướng mắc theo nguyên tắc: Các bộ, ngành chủ trì, soạn thảo luật sửa đổi các luật thuộc lĩnh vực quản lý của mình, báo cáo Chính phủ xem xét, trình Quốc tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu xem xét, đánh giá về thực trạng tình hình xử lý văn bản sau rà soát thời gian qua, đề xuất các giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ, chất lượng của hoạt động xử lý văn bản sau rà soát - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu xem xét, đánh giá về thực trạng tình hình xử lý văn bản sau rà soát thời gian qua, đề xuất các giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ, chất lượng của hoạt động xử lý văn bản sau rà soát - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Phát biểu khai mạc phiên họp lần thứ hai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Tư pháp báo cáo về tiến độ và kết quả thực hiện kết luận của Thường trực Chính phủ tại Phiên họp thứ nhất.

Trong đó, đánh giá tình hình các bộ, ngành thực hiện nhiệm vụ xử lý kết quả rà soát văn bản đã được Chính phủ chỉ ra tại các Báo cáo rà soát văn bản quy phạm pháp luật phục vụ Nghị quyết 101/2023/QH15 và Nghị quyết 110/2023/QH15 của Quốc hội khóa XV.

Cùng với đó, báo cáo kết quả rà soát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc pháp lý mang tính cấp bách, ở tầm luật cần tập trung nghiên cứu, tháo gỡ và dự kiến đề xuất phương án phân công các bộ, ngành nghiên cứu, xử lý.

Từ đó, đề xuất giải pháp hiệu quả, toàn diện thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết 82/NQ-CP, Nghị quyết 93/NQ-CP và Quyết định 81 ngày 25/7/2024 ban hành Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Trên cơ sở Báo cáo của Bộ Tư pháp, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến trực tiếp vào các nội dung: Cơ cấu, bố cục và những nội dung chính của Báo cáo; rà soát, đánh giá lại xem các nhiệm vụ tại Quyết định 81 của Ban Chỉ đạo và Kết luận của Thường trực Chính phủ (Thông báo 322/TB- VPCP ngày 15/7/2024 của VPCP) đã được thực hiện như thế nào, có vướng mắc, khó khăn không, nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

Thủ tướng cũng đề nghị các đại biểu xem xét, đánh giá về thực trạng tình hình xử lý văn bản sau rà soát thời gian qua, đề xuất các giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ, chất lượng của hoạt động xử lý văn bản sau rà soát; nội dung vướng mắc, bất cập đã được Bộ Tư pháp tổng hợp đã bám sát chỉ đạo của Ban Chỉ đạo chưa, còn nội dung nào cần xử lý ngay để thúc đẩy tăng trưởng, kiếm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Đối với vướng mắc pháp lý của 13 luật như báo cáo của Bộ Tư pháp, Thủ tướng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính có ý kiến về tiến độ và phạm vi sửa đổi để tháo gỡ ngay, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).

PV/chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Đông Anh - Hà Nội: Cận cảnh KĐT Kim Chung và Đại Mạch hơn 8.120 tỷ đang mời đầu tư
Đông Anh - Hà Nội: Cận cảnh KĐT Kim Chung và Đại Mạch hơn 8.120 tỷ đang mời đầu tư

Hà Nội đang mời đầu tư Dự án Xây dựng Khu đô thị mới G3 tại các xã Kim Chung và Đại Mạch, huyện Đông Anh, có tổng chi phí thực hiện hơn 8.120 tỷ đồng...

Làm rõ trách nhiệm những trường hợp tự ý đặt tên, gắn bảng tên đường không đúng quy định
Làm rõ trách nhiệm những trường hợp tự ý đặt tên, gắn bảng tên đường không đúng quy định

Thời gian qua, việc tự ý đặt tên đường của các tổ chức, cá nhân xuất hiện ở một số nơi trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Đây là việc không đúng thẩm quyền và còn ảnh hưởng đến công tác quản lý đô thị trên địa bàn.

Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm

Theo báo cáo tình hình kinh doanh tại CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (mã TCM), 8 tháng năm 2024, Công ty đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, tăng 35% so với cùng kỳ và vượt 18% kế hoạch năm.

Bình Dương: Sẽ khởi công xây dựng KCN sinh thái Cây Trường tại huyện Bàu Bàng
Bình Dương: Sẽ khởi công xây dựng KCN sinh thái Cây Trường tại huyện Bàu Bàng

Ngày 19/9, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex IDC) Giang Quốc Dũng cho biết, sẽ chính thức khởi công xây dựng Khu công nghiệp sinh thái Cây Trường tại huyện Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương) vào ngày 26/9.

Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao lần thứ 3 Vành đai và Con đường về Sở hữu trí tuệ và các sự kiện liên quan
Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao lần thứ 3 Vành đai và Con đường về Sở hữu trí tuệ và các sự kiện liên quan

Theo Phòng Hợp tác quốc tế (Cục Sở hữu trí tuệ), Hội nghị cấp cao lần thứ 3 Vành đai và Con đường về Sở hữu trí tuệ (BRIPCON) và các sự kiện liên quan vừa diễn ra tại tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point

Kinh doanh lao dốc trong nửa đầu năm 2024, Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã DIG – sàn HOSE) thực hiện giải thể một công ty con, đồng thời lên kế hoạch thoái vốn thêm hai đơn vị.